Cuộc họp đánh giá lần thứ 6 của Công ước chung về An toàn nhiên liệu đã qua sử dụng và An toàn quản lý chất thải phóng xạ
14:02 24/05/2018: Các đại biểu từ 78 thành viên của Công ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu và An toàn quản lý chất thải phóng xạ (Công ước chung) đến tham dự cuộc họp đánh giá lần thứ 6 tại Viên, Áo để đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ theo Công ước của các bên tham gia.
Công ước chung, có hiệu lực vào năm 2001, là công cụ pháp lý quốc tế ràng buộc đầu tiên trong lĩnh vực an toàn chất thải phóng xạ và quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng. Các Bên tham gia gửi báo cáo quốc gia về công việc của mình theo Công ước để các Bên khác xem xét trong một quá trình nhằm khuyến khích việc cải tiến liên tục.
Các cuộc họp đánh giá được tổ chức 3 năm một lần. 9 quốc gia - Botswana, Cuba, Jordan, Lesotho, Madagascar, Mexico, Niger, Peru và Serbia - đã trở thành thành viên của Công ước kể từ Hội nghị đánh giá trước, được tổ chức vào năm 2015.
IAEA là ban thư ký cho các cuộc họp của các Bên ký kết. "Công ước chung là một công cụ mạnh mẽ để tăng cường an toàn nhiên liệu đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ trên toàn thế giới, nhờ một phần vào quá trình đánh giá mà các bạn sẽ tiến hành trong hai tuần tới", Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano phát biểu khai mạc cuộc họp hai tuần vào ngày 21 tháng 5. Ông khuyến khích tất cả các nước thành viên IAEA chưa tham gia Công ước chung và Công ước An toàn hạt nhân: “Sự tham gia rộng rãi hơn vào các Công ước này tăng cường an toàn hạt nhân toàn cầu. Mọi người đều hưởng lợi từ việc chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm rộng hơn. ”
Các Bên tham gia Công ước chung đã cam kết đạt được và duy trì mức an toàn cao trong việc quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu đã qua sử dụng. Công ước kêu gọi các Bên có chiến lược và bảo vệ hiệu quả chống lại các mối nguy tiềm ẩn ở tất cả các giai đoạn của việc quản lý các vật liệu đó.
"Tất cả các nước sử dụng công nghệ hạt nhân có trách nhiệm thiết lập và thực hiện các chiến lược quản lý chất thải phóng xạ toàn diện, cùng với việc xử lý đến điểm cuối", ông Amano nói.
Ông lưu ý rằng các chương trình xử lý chất thải phóng xạ ở mức thấp, chiếm phần lớn chất thải phóng xạ của thế giới, đã được thực hiện thành công trong nhiều thập kỷ qua ở nhiều quốc gia và thêm vào đó các quy trình tốt đã được thực hiện trong chôn cất chất thải mức cao và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được tuyên bố là chất thải.
Trong tuần đầu tiên của cuộc họp, các đại diện trình bày và thảo luận báo cáo quốc gia của mình trong đó xác định các thách thức, đề xuất, thực tiễn tốt và các lĩnh vực có hiệu suất tốt. Chương trình làm việc của tuần thứ hai tập trung vào các kết quả đánh giá.
Bismark Tyobeka, Tổng Giám đốc điều hành Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia của Nam Phi đồng thời là Chủ tịch cuộc họp nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc của mình về sự đóng góp quan trọng của công nghệ hạt nhân và vật liệu phóng xạ cho xã hội hiện đại.
“Khi chúng ta tiếp tục mở rộng ứng dụng công nghệ hạt nhân, vật liệu phóng xạ và các nguồn phóng xạ, chúng ta không thể không nhấn mạnh đến sự cần thiết của đảm bảo quản lý an toàn nhiên liệu hạt nhân và chất thải phóng xạ sinh ra từ các ứng dụng này, để đảm bảo việc bảo vệ người, tài sản và môi trường. Và điều này tiếp tục nhận được sự tin tưởng của xã hội nói chung rằng các ứng dụng tiếp tục và mở rộng của công nghệ hạt nhân đều an toàn và bền vững” ông nói.
Cuộc họp đánh giá cũng có 2 phiên chủ đề, một phiên về những phát triển và thách thức gần đây trong quản lý an toàn các nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng và một phiên về các vấn đề an toàn chung, thách thức và sự chấp nhận của công chúng liên quan đến việc lưu giữ và xử lý chất thải phóng xạ ở mức cao hơn.
Công ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng và An toàn quản lý chất thải phóng xạ là một cơ chế đa phương với mục tiêu chính: thiết lập và khuyến khích các quốc gia cam kết cùng thực hiện một khuôn khổ pháp lý chung, thống nhất về việc quản lý an toàn chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Công ước có hiệu lực ngày 18/6/2001 và tính đến nay đã có 78 thành viên, trong đó có các quốc gia có nền công nghiệp hạt nhân phát triển như Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khối ASEAN, có In-đô-nê-xi-a đã phê chuẩn và Phi-lip-pin đã ký Công ước. Việt Nam trở thành thành viên của Công ước từ tháng 01/2014. Cuộc họp đánh giá lần thứ 5 là cuộc họp đầu tiên Việt Nam tham dự trong khuôn khổ của Công ước này.
LA, Cục ATBXHN, theo IAEA
Tin bài khác
Online: 36
Số lượt truy cập: 10860291
Lên đầu trang
SSL