IAEA giúp 5 quốc gia Nam Mỹ loại bỏ vật liệu phóng xạ hoạt độ cao
10:10 14/05/2018: Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã giúp 5 quốc gia Nam Mỹ (Bolivia, Ecuador, Paraguay, Peru và Uruguay) loại bỏ 27 nguồn phóng xạ hoạt độ cao đã qua sử dụng trong một bước tiến quan trọng về an toàn và an ninh hạt nhân trong khu vực. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay do IAEA hỗ trợ.
Vật liệu phóng xạ này được sử dụng chủ yếu cho mục đích y tế như điều trị ung thư và khử trùng dụng cụ, đã được vận chuyển đến Đức và Hoa Kỳ để tái xử lý. Canada, nơi sản xuất của một số nguồn này, đã tài trợ cho dự án theo yêu cầu hỗ trợ của IAEA đối với 5 nước Bolivia, Ecuador, Paraguay, Peru và Uruguay.
Các nguồn kín Cobalt-60 và Cesium-137 đặt ra các nguy cơ về an toàn và an ninh khi không còn sử dụng, theo ông Raja Adnan, Giám đốc Bộ phận an ninh hạt nhân của IAEA, “Việc loại bỏ số lượng lớn các nguồn phóng xạ này đã làm giảm đáng kể những nguy cơ này tại 5 quốc gia”.
Dự án được thực hiện trong 5 tháng, bắt đầu ở Peru và Uruguay vào cuối năm 2017 trước khi tiếp tục ở Bolivia, Ecuador và Paraguay vào tháng 2 và tháng 3 năm 2018. Việc vận chuyển các nguồn tới Đức và Hoa Kỳ đã hoàn thành vào cuối tháng 3/2018.
Ông César José Cardozo Román, Bộ trưởng, Tổng Thư ký, Cơ quan pháp quy hạt nhân Paraguay cho biết: “Một số nguồn phóng xạ đã được lưu giữ tại các bệnh viện hơn 40 năm.Với dự án này, tình hình đã được giải quyết, giúp cải thiện an toàn cho công chúng và môi trường,giảm nguy cơ của việc sử dụng có hại và phơi nhiễm phóng xạ có thể có."
Trong những năm gần đây, IAEA đã hỗ trợ Bosnia và Herzegovina, Cameroon, Costa Rica, Honduras, Lebanon, Morocco, Tunisia và Uzbekistan trong việc loại bỏ các nguồn đã qua sử dụng. Dự án ở Nam Mỹ lần này là dự án lớn nhất từ trước đến nay mà IAEA phối hợp cả về số lượng các nguồn phóng xạ hoạt độ cao và các nước tham gia.
Ông Alejandro Nader, Giám đốc Cơ quan pháp quy quốc gia về bảo vệ bức xạ, thuộc Bộ Công nghiệp, Năng lượng và Khai thác mỏ Uruguay cho biết dự án đã mang lại những lợi ích cụ thể. "Đó là một kết quả tích cực thực tế và cụ thể đối với vấn đề chất thải phóng xạ của quốc gia", Nader nói. “Với việc loại bỏ các nguồn phóng xạ được thực hiện thông qua dự án, Uruguay không còn nhiều nguồn phóng xạ hoạt độ cao đã qua sử dụng nữa. Đây là một thành tích xuất sắc về mặt an toàn và an ninh hạt nhân. ”
An toàn và an ninh hạt nhân là trách nhiệm quốc gia, trên cơ sở yêu cầu của mỗi nước thành viên nhằm đáp ứng vai trò trách hiệm của mình, IAEA sẽ  hỗ trợ thông qua đào tạo, tư vấn kỹ thuật, đánh giá tổng thể và các dịch vụ tư vấn khác. Những nỗ lực này có thể bao gồm hỗ trợ cho các nước thành viên trong việc thực hiện thu hồi, điều kiện hóa, lưu giữ, xử lý hoặc vận chuyển các nguồn phóng xạ kín (DSRS) một cách an toàn và tiết kiệm chi phí.
"IAEA đang nỗ lực để hỗ trợ các nước thành viên ngăn chặn các hành vi phá hoại và giữ cho các nguồn không rơi vào tay kẻ xấu", Gerhardus Liebenberg, Điều phối viên dự án, chuyên viên về an ninh hạt nhân tại IAEA cho biết.
Kate Roughan, người đứng đầu nhóm DSRS thuộc Bộ phận Công nghệ xử lý chất thải của IAEA, nói thêm: “Quản lý các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là một thách thức đối với nhiều quốc gia. Việc cung cấp đào tạo và xây dựng năng lực cho các lựa chọn quản lý khác nhau cho phép các nước thành viên đáp ứng được thách thức này. Tái xử lý nguồn phóng xạ là một lựa chọn tốt, khả thi, nhưng những yêu cầu chuyên môn cần thiết chỉ có ở một vài quốc gia. ”
Ấn phẩm của IAEA Quản lý các nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng cung cấp hướng dẫn và các lựa chọn về cách quản lý các nguồn như trên. IAEA cũng khuyến khích các nước thành viên tuân thủ các nguyên tắc của Bộ quy tắc về an toàn và an ninh các nguồn phóng xạ và hướng dẫn bổ sung mới về Quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
LA, Cục ATBXHN, theo IAEA
Tin bài khác
Online: 144
Số lượt truy cập: 10942935
Lên đầu trang
SSL