Lầu Năm Góc lên kế hoạch tấn công quân sự Bình Nhưỡng
00:12 06/11/2006: Ngay sau khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA tiết lộ 6 quốc gia Ảrập tham vọng phát triển hạt nhân, Lầu Năm Góc đã đẩy nhanh kế hoạch có thể tấn công quân sự CHDCND Triều Tiên.

Theo các quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ, kế hoạch tấn công quân sự chi tiết vào các cơ sở hạt nhân đang được thảo luận kỹ càng. Trong khi đó, nhà máy xử lý Pluton tại Yongbyon, nơi được cho là đã cung cấp nguyên liệu chính cho vụ thử hạt nhân vào ngày 9/10 vừa qua, là một trong những mục tiêu hàng đầu của Lầu Năm Góc.

Một số nguồn tin của Bộ Quốc phòng tiết lộ, cuộc tấn công vào Yongbyon có thể sẽ dùng tới các trang thiết bị quân sự như tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp Tomahawk bắn từ tàu ngầm hoặc tầu thuỷ tới các mục tiêu xác định trước và oanh tạc cơ bí mật B-52 hoặc B-2 phóng tên lửa và bom được dẫn hướng chính xác.

Ngoài tra, lực lượng Hải quân và các đội đặc công khác có thể cũng sẽ được sử dụng để dàn trận tại CHDCND Triều Tiên nhằm giúp xoá bỏ các cơ sở hạt nhân như Yongbyon. Quân đội Mỹ tin rằng cuộc tấn công sẽ đưa các chương trình hạt nhân của nhà lãnh đạo Kim Jong-il trở lại thời điểm khoảng 10 năm về trước.

Tuần trước, Bình Nhưỡng đã bất ngờ đồng ý quay trở lại bàn đàm phán 6 bên vì áp lực quá lớn từ Trung Quốc và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên đã lớn tiếng gọi các quan chức Nhật Bản là “khờ dại” khi tuyên bố họ không cho phép Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển năng lượng hạt nhân.

Kế hoạch tấn công của Mỹ vào CHDCND Triều Tiên chỉ thực sự trở thành vấn đề rất được quan tâm sau khi IAEA tiết lộ 6 quốc gia  Ảrập cũng có mong muốn được phát triển hạt nhân bao gồm: An-giê-ri, Ai Cập, Ma-rốc, Ảrập Xêút, Tuynidi và Ảrập thống nhất. Các quốc gia Ảrập khẳng định họ chỉ mong muốn phát triển các chương trình hạt nhân dân sự và tuân thủ theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Iran và CHDCND Triều Tiên đã làm tăng sự lo ngại rằng các chương trình hạt nhân hoà bình biết đâu có thể sử dụng để phát triển các vũ khí nguyên tử.

David Albright, chuyên gia hạt nhân của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế tại Washington nói: “Khi Iran khăng khăng phát triển các chương trình hạt nhân thì rất khó cho IAEA có thể nó không với nước khác. Và Mỹ cũng không có khả năng ngăn chặn điều này”.

Michael Rubin, chuyên gia phụ trách các vần đề Trung Đông của Viện Doanh nghiệp Mỹ cho rằng chính Mỹ cũng có một phần trách nhiệm trong việc quốc gia Ảrập tham vọng gia nhập câu lạc bộ hạt nhân. Cường quốc kinh tế này đã từng khuyến khích các nước phát triển theo đuổi chương trình năng lượng hạt nhân an toàn dưới sáng kiến “Đối tác Năng lượng hạt nhân toàn cầu (GNEP) do chính Mỹ phê chuẩn vào tháng 2/2006.

Theo Dantri.com.vn, 06/11/2006

Tin bài khác
Online: 30
Số lượt truy cập: 10403072
Lên đầu trang
SSL