Phía sau việc Mỹ lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu
00:12 20/12/2006: Việc Mỹ lập “chiếc ô phòng thủ tên lửa”, triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn ở Đông Âu mà trước mắt ở Ba Lan và CH Séc đã thực sự trở thành hành động châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang mới.

Mục đích thực sự của việc lập ra “chiếc ô” này không phải là Mỹ muốn ngăn chặn cuộc tấn công tên lửa hạt nhân từ phía Iran hay CHDCND Triều Tiên vì hai nước này chưa đủ sức đe dọa an ninh của Mỹ mà là đánh chặn các tên lửa chiến lược của Nga ngay từ những giây đầu tiên tên lửa rời bệ phóng.

Còn nếu Mỹ phải đánh chặn tên lửa của Iran hay CHDCND Triều Tiên, thì việc đó sẽ xảy ra trên vùng trời thuộc lãnh thổ LB Nga, sẽ để lại cho Nga những hậu quả nghiêm trọng khôn lường về sinh thái và kinh tế.

GS Alếchxanđrơ Picaep - Trưởng ban giải trừ quân bị và giải quyết xung đột thuộc Viện Kinh tế và quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học LB Nga - nói: “Trong thế giới hiện đại, không thể xây dựng nền an ninh của mình trên lưng các quốc gia khác. Việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và CH Séc không thể không dẫn đến việc xuất hiện các chương trình tên lửa của các quốc gia khác chống lại các hệ thống ấy”.

Trước động thái này, Mátxcơva không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường sức mạnh hạt nhân của mình. Hiện nay, trong lĩnh vực này nước Nga không chỉ mạnh về trí tuệ mà còn  đầu tư nguồn tài chính tương xứng.

Lực lượng tên lửa chiến lược hạt nhân của Nga đã được trang bị loại tên lửa nhiều tầng rất khó đánh chặn, các chủng loại tên lửa khác như: Tổ hợp tên lửa chiến thuật có tầm hoạt động hiệu quả 500 km, Tổ hợp tên lửa cơ động “Tôpôn và Tôpôn M”, Tổ hợp tên lửa đặt dưới hầm sâu…

Người Nga cũng có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu bằng cách di chuyển địa điểm đặt các bệ phóng tên lửa trên lãnh thổ châu Âu sang vùng Uran và Sibêri.

Theo 24thoisu.com, 20/12/2006

 

Tin bài khác
Online: 97
Số lượt truy cập: 10402618
Lên đầu trang
SSL