Campuchia, Lào và Việt Nam đổi mới và mở rộng hợp tác Nam-Nam với sự hỗ trợ của IAEA
14:02 31/10/2022: ​Campuchia, Lào và Việt Nam đã nhất trí mở rộng hợp tác ba bên trong ứng dụng công nghệ hạt nhân và kéo dài thỏa thuận hợp tác thêm 5 năm.
Ba nước đã hợp tác cùng nhau kể từ tháng 9 năm 2019, khi các đại diện quốc gia đã ký một loạt Thỏa thuận dàn xếp (PA) thiết lập khuôn khổ hợp tác Nam-Nam trong đánh giá không phá hủy (NDT), y học hạt nhân và đột biến cây trồng. Tháng trước, bên lề Đại hội đồng IAEA lần thứ 66, các đại biểu từ ba nước Đông Nam Á đã gặp nhau để mở rộng hợp tác ba bên sang các lĩnh vực hoạt động mới và kéo dài hợp tác này thêm 5 năm.
Ngày 27/9, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Lê Xuân Định, Thứ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia Ung Eang, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Sourioudong Sundara và Phó Tổng Giám đốc IAEA Hua Liu đã ký Thỏa thuận dàn xếp, qua đó Việt Nam sẽ hỗ trợ các chương trình giáo dục và đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở Campuchia và Lào, với sự tham gia của IAEA như bên trung gian.
Hơn nữa, Việt Nam sẽ hỗ trợ các chương trình hợp tác kỹ thuật quốc gia của các nước láng giềng bằng cách cung cấp các chuyên gia và giảng viên cho các cơ sở khoa học và công nghệ hạt nhân ở Campuchia và Lào. Việt Nam cũng sẽ đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, bao gồm cả các phòng thí nghiệm phân tích, sẵn có cho các bên ký kết khác của Thỏa thuận, điều này sẽ đảm bảo sự hỗ trợ nhiều mặt của Việt Nam bao gồm các yếu tố thực tiễn và thực hành.
Đổi mới và mở rộng hợp tác Nam - Nam
Kể từ năm 2019, Việt Nam đã mở rộng đáng kể sự hỗ trợ dành cho các cơ quan đối tác ở Campuchia và Lào, đặc biệt là thông qua Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (VARANS), Cục Năng lượng Nguyên tử (VAEA) và Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM), đã cung cấp một loạt các hội thảo và khóa học trực tuyến và trực tiếp nhằm đào tạo cho các chuyên gia Lào và Campuchia làm việc trong lĩnh vực NDT, bảo vệ và xử lý bức xạ. Sau các hoạt động nâng cao năng lực này và trên cơ sở Kế hoạch hành động được xây dựng vào năm 2018, Việt Nam cũng đã hỗ trợ thành lập Trung tâm Kỹ thuật hạt nhân và Đánh giá không phá hủy tại Lào, cơ sở này cũng đã nhận được các thiết bị quan trọng, đào tạo các kỹ thuật tiên tiến và quản lý phòng thí nghiệm từ IAEA.
Vào tháng 9 năm 2021, sau hội thảo trực tuyến về bảo vệ bức xạ, an toàn hạt nhân và thanh tra do Cục ATBXHN và VINATOM tổ chức cho các cán bộ kỹ thuật của Vụ Khoa học và Công nghệ hạt nhân Campuchia, các học viên được đào tạo đã tự tổ chức các khóa đào tạo về sử dụng thiết bị phát hiện bức xạ vào tháng 01 và tháng 4 năm 2022, giúp nâng cao năng lực thêm cho khoảng 50 nhân viên bức xạ tại các cơ sở công nghiệp của Campuchia.
Các cuộc họp tham vấn tiếp theo giữa các bên đã được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 năm nay để xem xét các nhu cầu ưu tiên của các nước hưởng lợi, đồng thời thảo luận về năng lực của các cơ quan và nhân sự mà các tổ chức của Việt Nam cung cấp. Điều này dẫn đến việc xây dựng Kế hoạch hành động chung cho các chương trình hợp tác kỹ thuật quốc gia hiện nay của Campuchia và Lào trong chu kỳ hợp tác kỹ thuật IAEA 2022-2023. Kế hoạch Hành động giải quyết những điểm còn thiếu được xác định với mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng an toàn bức xạ hiện tại và các chức năng quản lý, đồng thời nhân rộng các ứng dụng hạt nhân trên tất cả các lĩnh vực ưu tiên.
Hợp tác ba bên thành công giữa Việt Nam và Lào, Việt Nam và Campuchia đã được giới thiệu tại Triển lãm Phát triển Nam-Nam toàn cầu tổ chức tại Thái Lan vào tháng 9 năm 2022.
TTĐT, theo IAEA
Tin bài khác
Online: 39
Số lượt truy cập: 10320741
Lên đầu trang
SSL