Hạt nhân là chìa khóa để loại bỏ cacbon, người đứng đầu IAEA nói
15:03 11/12/2019: Việc sử dụng năng lượng hạt nhân sẽ cần phải tăng lên để loại bỏ cacbon trong sản xuất điện, Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi cho biết hôm nay tại một sự kiện bên lề trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP25 của Liên Hợp Quốc tại Madrid. Đáp ứng các mục tiêu bền vững và khí hậu đòi hỏi phải sử dụng năng lượng hạt nhân đáng kể, ông nói.
Ông Grossi phát biểu tại sự kiện bên COP25 (Ảnh: J Donovan / IAEA)

Ông Grossi đã phát biểu tại một sự kiện cấp cao của Liên Hợp Quốc tại COP25 về Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 7, để đảm bảo tiếp cận nguồn năng lượng đáng tin cậy và giá rẻ. Sự kiện - mang tên Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng để hỗ trợ phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris - tập trung vào các sáng kiến có thể có tác động đáng kể đến việc đạt được SDG 7, giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận năng lượng theo cách bền vững và thúc đẩy hành động khí hậu bằng cách chuyển sang các giải pháp năng lượng không phát thải carbon. Sự kiện này đánh dấu chuyến công tác đầu tiên của Gross kể từ khi nhậm chức vào ngày 3 tháng 12.

Năng lượng hạt nhân hiện đang sản xuất khoảng 10% điện năng của thế giới, nhưng đóng góp một phần ba tổng lượng điện carbon thấp, Grossi lưu ý. Điện hạt nhân tránh được sự phát thải của khoảng 2 nghìn tỉ tấn carbon dioxide (CO2) hàng năm. "Năng lượng tái tạo như năng lượng gió và mặt trời đang ngày càng trở nên quan trọng. Nhưng đây là những nguồn năng lượng không liên tục không thể tự đáp ứng nhu cầu của các quốc gia", ông nói. "Điều đó có nghĩa là sẽ cần sử dụng nhiều năng lượng hạt nhân hơn.

"Năng lượng hạt nhân cung cấp nguồn điện ổn định, đáng tin cậy. Nó có thể cung cấp năng lượng carbon thấp, liên tục để hỗ trợ việc sử dụng năng lượng tái tạo ngày càng tăng. Nó có thể là chìa khóa khai mở tiềm năng của chúng bằng cách cung cấp hỗ trợ linh hoạt dù ngày hay đêm, mưa hay nắng".

Ông Grossi nói rằng năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo không nên được coi là cạnh tranh với nhau. "Để đạt được các mục tiêu biến đổi khí hậu và đảm bảo đủ năng lượng cho tương lai, chúng ta cần tận dụng tất cả các nguồn năng lượng sạch có sẵn." Nếu bất kỳ người sử dụng năng lượng hạt nhân lớn nào ngừng sử dụng nó, thì sẽ có "hậu quả rất nghiêm trọng" đối với lượng khí thải CO2.

Ba mươi quốc gia hiện đang dựa vào năng lượng hạt nhân, ông Grossi lưu ý. "Trái ngược với nhiều nhận thức, việc sử dụng năng lượng hạt nhân tiếp tục phát triển." Ông lưu ý rằng 37 lò phản ứng điện đã được kết nối với lưới điện trong 5 năm qua và thêm 55 tổ máy đang được xây dựng. Bốn quốc gia đang xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của họ, với khoảng 25 quốc gia khác đang tích cực xem xét bổ sung hạt nhân vào tổ hợp năng lượng của họ.

"Trong những năm tới, những tiến bộ công nghệ và mô hình tài trợ mới có khả năng cải thiện sức hấp dẫn kinh tế, an toàn và hiệu quả chi phí của năng lượng hạt nhân. Ví dụ, các lò phản ứng mô-đun nhỏ có thể làm cho năng lượng hạt nhân khả thi trên các lưới điện nhỏ hơn và trong các thiết lập di động, và cho các ứng dụng phi điện”

Ngành công nghiệp hạt nhân, dẫn đầu là Hiệp hội hạt nhân thế giới, đã đặt mục tiêu cân đối cho năng lượng hạt nhân để cung cấp ít nhất 25% điện năng toàn cầu vào năm 2050. Điều này sẽ đòi hỏi phải tạo ra năng lượng hạt nhân gấp ba lần so với mức hiện tại. Khoảng 1000 GWe công suất năng lượng hạt nhân nữa cần phải được xây dựng cho đến lúc đó để đạt được mục tiêu đề ra. Hiệp hội đã xác định ba yêu cầu để đạt được điều này: một sân chơi bình đẳng coi trọng độ tin cậy và an ninh năng lượng; một môi trường pháp quy hạt nhân hài hòa; và một mô hình an toàn toàn diện cho toàn bộ hệ thống điện.

Trung tâm TTĐT, Cục ATBXHN theo WNN
 

Tin bài khác
Online: 23
Số lượt truy cập: 10330413
Lên đầu trang
SSL