Nghiên cứu mới của IAEA về tác động của các hạt vi nhựa lên các sinh vật biển
16:04 20/12/2017: Theo ước tính gần đây, có khoảng 5.25 tỷ hạt nhựa nặng 250.000 tấn đang trôi nổi trong các đại dương. Đây là một thách thức nghiêm trọng đối với môi trường: các chất ô nhiễm đã hòa tan trong nước biển có thể bám vào các mảnh nhựa, mà các sinh vật biển có thể ăn phải.
 

Đầu mùa thu này, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã khởi xướng một dự án nghiên cứu quốc tế sử dụng các kỹ thuật hạt nhân và đồng vị để hiểu rõ hơn về tác động của microplastics (tạm dịch là hạt vi nhựa) này trên sinh vật và đánh giá bất kỳ nguy cơ ô nhiễm nào từ các chất gây ô nhiễm liên quan.
David Osborn, Giám đốc Phòng thí nghiệm Môi trường của IAEA cho biết: "Trong khi tác động rõ rệt của các mảnh nhựa lớn trong môi trường biển đã được ghi nhận rõ ràng, thì nguy cơ tiềm ẩn gây ra do các microplastics chưa tường minh.  Do đó, khoa học hạt nhân và đồng vị có thể cung cấp thông tin giá trị về nguy cơ gây ra đối với sinh vật biển và con người và có thể được các nước sử dụng để hỗ trợ các quyết định chính sách".
Thông qua các thí nghiệm trong hồ chứa được kiểm soát, nghiên cứu này sẽ cung cấp số liệu định lượng và cung cấp một cửa sổ duy nhất vào tác động sinh học phức tạp của microplastics. Thông tin thu thập sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về vai trò của các hạt nhựa này và các chất gây ô nhiễm liên quan đến sinh vật biển quan trọng về mặt xã hội và thương mại. Việc này giúp tăng cường các chương trình an toàn hải sản của các nước.
Ông Osborn nói: "Hiểu được mức độ mà các microplastic có thể chuyển các chất gây ô nhiễm nguy hiểm sang khu sinh vật biển là một mối quan tâm toàn cầu, đặc biệt đối với các nước dựa vào thủy sản như một nguồn thực phẩm và thu nhập. Nghiên cứu sẽ xem xét liệu trong những tình huống thực tế xảy ra trong môi trường các microplastic có chứa chất gây ô nhiễm từ nước biển hoặc trầm tích và có thể truyền các chất gây ô nhiễm này vào các sinh vật biển như thế nào, gây thêm những tác dụng bất lợi đối với sinh vật.
Các microplastic bắt nguồn từ sự phong hoá và phân rã các mảnh vỡ nhựa lớn, từ các viên nhựa dùng trong sản xuất các chất phụ gia microplastic trong quần áo tổng hợp, sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân. Theo một báo cáo năm 2016 của Nhóm chuyên gia về các khía cạnh khoa học về bảo vệ môi trường Biển (GESAMP), một bộ quần áo có thể thải ra khoảng 1.900 sợi tổng hợp khi được giặt sạch.
Microplastic và sợi tổng hợp hiện diện rộng rãi trong đại dương: chúng có tính bền, mất một thời gian dài để phân huỷ và có thể tồn tại trong môi trường trong hơn 100 năm. Chúng thường nổi hoặc lơ lửng trong đại dương, trên các bãi biển, cũng như tại đáy đại dương. Động vật biển bao gồm các nhuyễn thể và cá thường nhầm với thực phẩm, như các sinh vật phù du và ăn chúng.
Do kích thước nhỏ, microplastic có thể xâm nhập vào các cơ quan nội tạng sinh vật, nơi chúng có thể truyền các chất gây ô nhiễm bị bám vào chúng. Có thể bao gồm các chất gây ô nhiễm hữu cơ bền như biphenyl polyclorin (PCBs) cũng như các kim loại đánh dấu như thuỷ ngân và chì. Nhựa và các chất ô nhiễm tích tụ trên chúng xâm nhập vào chuỗi thức ăn và có thể được chuyển cho người ăn hải sản này.
Kỹ thuật hạt nhân và đồng vị có thể trợ giúp như thế nào?
Các nhà nghiên cứu của IAEA đang phát triển các phương pháp sử dụng các kỹ thuật hạt nhân và đồng vị để định lượng chính xác sự chuyển động, số phận và ảnh hưởng của các hạt nhựa và các chất gây ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có liên quan lên một dải của khu sinh vật dưới nước - trong đó có cá và hàu - trong điều kiện phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu của IAEA có thể nghiên cứu các chất ô nhiễm như PCBs gắn vào các microplastic trong môi trường như thế nào và liệu chúng có thể tách rời hoặc tách ra khỏi các chất nhựa này khi bị các động vật biển nuốt vào.
Các nhà nghiên cứu của IAEA cũng sử dụng chất đánh dấu phóng xạ để nghiên cứu sự di chuyển và số phận của các microplastic trong động vật để hiểu những chất này bị ngấm chính xác như thế nào - thông qua hệ thống tiêu hóa hay qua mang, tùy thuộc vào sinh vật. Các nhà nghiên cứu cũng nhằm tìm ra liệu các microplastic có thể được loại bỏ, hoặc liệu chúng có làm tắc các cơ quan. Nếu chất nhựa tích tụ trong ruột, ví dụ, các sinh vật có thể có cảm giác giả no, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lượng chất dinh dưỡng của chúng.

TT TTĐT, Cục ATBXHN
Tin bài khác
Online: 11
Số lượt truy cập: 10331123
Lên đầu trang
SSL