Ấn phẩm mới của IAEA về Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ bức xạ Ion hóa
09:09 06/11/2017: Ấn phẩm mới của IAEA, Ứng dụng công nghệ bức xạ ion hóa bảo tồn di sản văn hóa hữu hình, nhấn mạnh việc áp dụng kỹ thuật bức xạ trong việc xử lý và phục hồi các di sản văn hóa.
Xác ướp Pharaon thứ ba Vương triều thứ 19 của Ai Cập- Ramses II, là biểu tượng tại các nhà thờ Orthodox, Romania và các bức tượng bằng đồng cổ của Croatia là những hiện vật văn hóa đã được phục hồi nhờ công nghệ bức xạ ion hóa.
Ấn phẩm mới của IAEA, Ứng dụng công nghệ bức xạ ion hóa bảo tồn di sản văn hóa hữu hình, nhấn mạnh việc áp dụng kỹ thuật bức xạ trong việc xử lý và phục hồi các di sản văn hóa và đem lại những lời khuyên cho các kỹ sư công nghệ bức xạ có ý định hợp tác với các nhà quản lý nghệ thuật, nhà phục chế, nhà lịch sử học, nhà khảo cổ học trong việc áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào công việc.
Kỹ thuật bức xạ có thể được sử dụng để phục chế, bảo tồn và duy trì mà không gây hư hại cho hiện vật, ông Sunil Sabharwal, chuyên gia xử lý bức xạ của IAEA, người chịu trách nhiệm xuất bản ấn phẩm này đã nhấn mạnh.
Theo phương pháp truyền thống, các phương pháp xử lý hóa chất, duy trì nhiệt độ bảo quản, và bọc bảo vệ bên ngoài được sử dụng để bảo quản và phục chế các hiện vật, nhưng chúng có những nhược điểm và hạn chế, ông Sabharwal cho biết. Sử dụng hóa chất để bảo quản có thể lưu lại ở trong hoặc bên trên các hiện vật những chất gây hại cho những người phục chế sau đó hoặc cho môi trường, trong khi phương pháp vật lý có thể gây hư hại trực tiếp đến hiện vật. Tuy nhiên, phương pháp bức xạ lại khắc phục được những vấn đề đó.
Ấn phẩm đem đến cho độc giả cái nhìn toàn diện về ứng dụng kỹ thuật bức xạ trong việc phục chế và bảo tồn di sản văn hóa, bao gồm tổng quan về các kỹ thuật bức xạ được sử dụng phổ biến nhất, tác động của chúng lên vật liệu, cũng như kinh nghiệm bảo tồn văn hóa sử dụng kỹ thuật bức xạ tại một số quốc gia như Brazil, Croatia, France, Romania và Tunisia.
Một trong những phương pháp được giới thiệu trong cuốn sách là kỹ thuật chiếu tia gamma, một kỹ thuật khử trùng thường được sử dụng để tiêu diệt các vi sinh vật, nấm mốc và côn trùng- là những yếu tố gây hại nghiêm trọng tới các di sản văn hóa mà không gây ra các phản ứng hóa học hay thay đổi vật lý nào trên hiện vật.
Ấn phẩm giúp người đọc giải đáp được các thắc mắc xung quanh việc sử dụng công nghệ bức xạ để bảo tồn di sản văn hóa
Quy trình bảo quản hiện vật văn hóa bằng kỹ thuật bức xạ gồm 3 phần:
Xác định đặc điểm: kiểm tra và xác định các đặc điểm khác nhau của một di sản văn hóa, như nguồn gốc, độ tuổi, và loại vật liệu.
Gia cố hiện vật:  sử dụng các vật liệu thấm sâu để liên kết các phần bị hư hỏng của hiện vật
Bảo quản: sử dụng công nghệ bức xạ để xác định đặc điểm đã tồn tại nhiều thập kỷ và đây là chủ đề quen thuộc đối với nhiều người,” ông Sabharwal  cho biết. Nhưng chưa có tài liệu nào ghi chép đầy đủ về việc sử dụng kỹ thuật bức xạ để gia cố và bảo tồn hiện vật và “ấn phẩm này đã lấp đầy khoảng trống kiến thức đó.”
Trung tâm TTĐT- Theo IAEA
Tin bài khác
Online: 8
Số lượt truy cập: 10330421
Lên đầu trang
SSL