Chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ hạt nhân
00:12 07/10/2005: Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, các ứng dụng công nghệ bức xạ, hạt nhân ngày càng mở rộng và trong một số lĩnh vực chưa có gì có thể thay thế được năng lượng hạt nhân. Hiện nay, trên Thế giới, hầu hết các nước đều quan tâm, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng năng lượng hạt nhân trong quá trình phát triển của mình. Ở nước ta, việc đào tạo đội ngũ kỹ sư vật lý hạt nhân cũng đã được quan tâm, chú trọng, tuy nhiên số lượng không nhiều. Dưới đây, xin được giới thiệu chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ hạt nhân của Đại học Quốc gia Hà Nội.

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

 

Nội dung chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ và vật lý hạt nhân. Bố cục khung chương trình đào tạo có tính chất mềm dẻo nhằm mục tiêu kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ và khoa học hạt nhân.

Nội dung đào tạo nhằm cung cấp một khối kiến thức chọn lọc có định hướng kỹ thuật và công nghệ hạt nhân. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân như:

- Ngành năng lượng hạt nhân;

- Các ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân;

- Các ngành kinh tế quốc dân có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: công nghiệp, nông nghiệp, y học phóng xạ, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn, địa vật lý;

- Các ngành có sử dụng tự động hoá và điều khiển.

Kiến thức đạt được của khung chương trình này cũng là cơ sở để các cử nhân có thể tiếp tục học ở bậc cao học và nghiên cứu sinh. Kiến thức của khung chương trình công nghệ hạt nhân cùng với kiến thức đào tạo cao học sau 2 năm sẽ trở thành một thể thống nhất từ thấp đến cao, tạo ra một sản phẩm đào tạo hoàn chỉnh của mã ngành vật lý và công nghệ hạt nhân.

 

II. NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO 

 

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

1.1. Tổng số đơn vị học trình phải tích luỹ 212 đvht

Trong đó:

- Khối kiến thức chung

65 đvht

- Khối kiến thức xã hội và nhân văn

5 đvht

- Khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành

51 đvht

- Khối kiến thức cơ sở của ngành

64 đvht

- Khối kiến thức chuyên ngành

12 đvht

+ Bắt buộc

 

6 đvht

+ Lựa chọn

 

6/20 đvht

- Khoá luận hoặc thi tốt nghiệp

15 đvht

1.2. Số đơn vị học trình trong các học kỳ

Học kỳ 1                                         29 đvht

Học kỳ 2                                         29 đvht

Học kỳ 3                                         25 đvht

Học kỳ 4                                         29 đvht

Học kỳ 5                                         28 đvht

Học kỳ 6                                         27 đvht

Học kỳ 7                                         24 đvht

Học kỳ 8                                         15 đvht

2. Khung chương trình và kế hoạch đào tạo

TT Môn học Số đvht (LT/BT/THx2) Kế hoạch đào tạo (học kỳ)
1 2 3 4 5 6 7 8
I Khối kiến thức chung 65                
1 Triết học Mác - Lênin 6(4,4/1,6/0) *              
2 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 5(3,7/1,3/0)   *            
3 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4(3/1/0)         *      
4 Chủ nghĩa xã hội khoa học 4(3/1/0)           *    
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3(2/1/0)             *  
6 Tin học 4(3/0/2)   *            
7 Ngoại ngữ 1 6(3/3/0) *              
8 Ngoại ngữ 2 7(4/3/0)   *            
9 Ngoại ngữ 3 7(4/3/0)     *          
10 Ngoại ngữ chuyên ngành 1 4(2/2/0)       *        
11 Ngoại ngữ chuyên ngành 2 4(2/2/0)         *      
12 Giáo dục thể chất 1 1(0/0/2) *              
13 Giáo dục thể chất 2 1(0/0/2)   *            
14 Giáo dục thể chất 3 1(0/0/2)     *          
15 Giáo dục thể chất 4 2(0/0/4)       *        
16 Giáo dục quốc phòng (1) 6                
II Khối kiến thức xã hội và nhân văn 5                
17 Khoa học quản lý đại cương 3(3/0/0) *              
18 Lôgic học đại cương 2(2/0/0)     *          
III Khối kiến thức cơ bản
của nhóm ngành
51                
19 Đại số 1 4(2/2/0) *              
20 Giải tích 1 4(2/2/0) *              
21 Đại số 2 và Hình học giải tích 3(2/1/0)   *            
22 Giải tích 2 4(2/2/0)   *            
23 Giải tích 3 4(2/2/0)     *          
24 Giải tích 4 3(2/1/0)     *          
25 Cơ học 5(3/2/0) *              
26 Nhiệt học và Vật lý phân tử 4(2/2/0)   *            
27 Điện và từ 6(4/2/0)     *          
28 Quang học 5(3/2/0)       *        
29 Vật lý nguyên tử 3(2/1/0)       *        
30 Vật lý hạt nhân 3(2/1/0)       *        
31 Thực tập Vật lý đại cương 1 1(0/0/2)   *            
32 Thực tập Vật lý đại cương 2 2(0/0/4)     *          
IV Khối kiến thức cơ sở của ngành 64                
33 Cơ lý thuyết 3(2/1/0)         *      
34 Điện động lực 3(2/1/0)         *      
35 Vật lý thống kê 3(3/0/0)           *    
36 Cơ học lượng tử 4(3/1/0)           *    
37 Lý thuyết trường lượng tử 2(2/0/0)           *    
38 Linh kiện bán dẫn và kỹ thuật số 3(2/0/2)       *        
39 Máy gia tốc 2(1/0/2)           *    
40 Điện tử hạt nhân 3(3/0/0)         *      
41 Ghi nhận và đo lường bức xạ hạt nhân 3(3/0/0)       *        
42 Nhiên liệu hạt nhân 2(2/0/0)         *      
43 Hoá đại cương và hoá phóng xạ 3(3/0/0)       *        
44 Vật lý nơtron và lò phản ứng
hạt nhân
4(3/0/2)         *      
45 Phản ứng hạt nhân 2(1/0/2)             *  
46 Cấu trúc hạt nhân 2(1/1/0)             *  
47 Hạt cơ bản và vũ trụ học các hạt 2(2/0/0)             *  
48 Các phương pháp phân tích hạt nhân 2(1/0/2)           *    
49 Cơ sở điện hạt nhân 3(2/0/2)           *    
50 Thực tập điện tử 1(0/0/2)           *    
51 Thực tập Vật lý hạt nhân 2(0/0/4)         *      
52 Phương trình toán lý 3(3/0/0)       *        
53 Phương pháp tính trong Vật lý
hạt nhân
3(2/0/2)           *    
54 Xác suất thống kê trong xử lý
số liệu hạt nhân
3(2/0/2)         *      
55 Tin học hạt nhân 3(2/0/2)           *    
56 Tự động hoá các phép đo hạt nhân 3(2/0/2)             *  
V Khối kiến thức chuyên ngành 12                
V.1 Chuyên ngành Năng lượng hạt nhân 12                
  Các môn học bắt buộc 6                
57 Tính toán an toàn lò phản ứng 2(2/0/0)             *  
58 Phòng tránh bức xạ và an toàn
hạt nhân
2(2/0/0)             *  
59 Thực tập chuyên đề 2(0/0/4)             *  
  Các môn học lựa chọn 6/20                
60 Phân tích an toàn lò phản ứng
hạt nhân
2(2/0/0)             *  
61 Xử lý chất thải hạt nhân 2(2/0/0)             *  
62 Cơ sở thuỷ khí động học 2(2/0/0)             *  
63 Truyền nhiệt trong lò phản ứng
hạt nhân
3(3/0/0)             *  
64 Vật liệu lò phản ứng hạt nhân 2(2/0/0)             *  
65 Chế độ nước trong lò phản ứng
hạt nhân
2(2/0/0)             *  
66 Địa vật lý hạt nhân 3(3/0/0)             *  
67 Công nghệ bức xạ 2(2/0/0)             *  
68 Thực tế khoá luận 2(0/0/4)             *  
V.2 Chuyên ngành Vật lý hạt nhân
ứng dụng
12                
  Các môn học bắt buộc 6                
69 Kỹ thuật hạt nhân nghiên cứu
môi trường
2(2/0/0)             *  
70 Công nghệ bức xạ 2(2/0/0)             *  
71 Thực tập chuyên đề 2(0/0/4)             *  
  Các môn học lựa chọn 6/20                
72 Sinh học và y học hạt nhân 3(3/0/0)             *  
73 Kỹ thuật hạt nhân nghiên cứu vật liệu 2(2/0/0)             *  
74 Phòng tránh bức xạ và an toàn
hạt nhân
2(2/0/0)             *  
75 Kiểm tra không phá mẫu 2(2/0/0)             *  
76 Kỹ thuật đồng vị đánh dấu 3(3/0/0)             *  
77 Unix và ứng dụng trong Vật lý
hạt nhân
3(2/0/2)             *  
78 Địa vật lý hạt nhân 3(3/0/0)             *  
79 Thực tế khoá luận 2(0/0/4)             *  
V.3 Chuyên ngành Điện tử và điều khiển các quá trình hạt nhân 12                
  Các môn học bắt buộc 6                
80 Các thiết bị điện tử trong Vật lý
hạt nhân
2(2/0/0)             *  
81 Xử lý tự động các dữ liệu hạt nhân 2(2/0/0)             *  
82 Thực tập chuyên đề 2(0/0/4)             *  
  Các môn học lựa chọn 6/20                
83 Ngôn ngữ Fortran 3(2/0/2)             *  
84 Điều khiển tự động bằng
phương pháp hạt nhân
3(3/0/0)             *  
85 Tự động hoá nhà máy điện
nguyên tử
2(0/0/4)             *  
86 Kiểm tra không phá mẫu 2(2/0/0)             *  
87 Phòng tránh bức xạ và an toàn
hạt nhân
2(2/0/0)             *  
88 Unix và ứng dụng trong Vật lý
hạt nhân
3(2/0/2)             *  
89 Địa vật lý hạt nhân 3(3/0/0)             *  
90 Thực tế khoá luận 2(0/0/4)             *  
VI Khoá luận hoặc thi tốt nghiệp 15               *
Ghi chú: (1) Giáo dục quốc phòng 6 đvht được tổ chức học 4 đvht (4 tuần) vào kỳ nghỉ hè năm thứ nhất và học 2 đvht (2 tuần) vào học kỳ 6.

Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội - www.vnu.edu.vn

Tin bài khác
Online: 76
Số lượt truy cập: 10402029
Lên đầu trang
SSL