Bản tin tuần 39 (từ 22-26/9 năm 2014)
08:08 29/09/2014:

* TIN TỨC TRONG NƯỚC

            1. Việt nam giành giải thưởng “Thành tựu xuất sắc” về đột biến tạo giống lúa của IAEA

Ngày 24/9/2014, Việt Nam đã giành được 3 giải thưởng trong đó có một giải thưởng về “Thành tựu xuất sắc” về đột biến tạo giống lúa trong tổng số 23 giải thưởng được IAEA trao đợt này cho các nước thành viên.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Phòng thí nghiệm liên hợp giữa Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực quốc tế (FAO) về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh vực nông  nghiệp và lương thực (Phòng thí nghiệm liên hợp FAO/IAEA) và nhân dịp Đại hội đồng IAEA lần thứ 58 diễn ra từ ngày 22 đến 26/9/2014, IAEA và FAO thông qua Phòng thí nghiệm liên hợp FAO/IAEA đã tổ chức trao giải thưởng cho các cá nhân và tổ chức của các nước thanh viên đã có thành tựu trong lĩnh vực đột biến tạo giống phục vụ cho việc bảo đảm an ninh lương thực.

Các giải thưởng được trao lần này đã phải trải qua một quá trình xét duyệt rất chặt chẽ với các tiêu chí định lượng cụ thể về các kết quả đã đạt được trong lĩnh vực đột biến tạo giống bằng bức xạ. Thông qua Bộ KH&CN, Việt Nam đã gửi 3 hồ sơ đăng ký xét tặng giải thưởng và cả 3 hồ sơ đều được IAEA chấp nhận trao giải thưởng trong đó có một giải thưởng thành tựu xuất sắc.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2931&menuid=103000&menuup=103000&menulink=100000

 

            2. Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong bảo dảm an ninh, an toàn và không phổ biến vũ khí hạt nhân

Ngày 22 tháng 9 năm 2014, tại thủ đô Viên, Cộng hòa Áo, Khóa họp lần thứ 58 Đại hội đồng Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã chính thức khai mạc. Tham dự Khóa họp có Phó Tổng thống Mô-rít-xơ, 39 Bộ trưởng, 21 Thứ trưởng và Quốc vụ khanh, các Đại sứ, Trưởng đoàn, cùng gần 3000 đại biểu của 140 nước thành viên và quan sát viên, 17 tổ chức quốc tế và 36 tổ chức phi chính phủ. Đại sứ Nguyễn Thiệp, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại các tổ chức quốc tế tại Viên dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Khóa họp.

Phát biểu khai mạc, Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế xã hội,  nhất là phát triển bền vững trong chương trình nghị sự sau 2015, phát triển điện hạt nhân gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, giúp các nước thành viên thực hiện các mục tiêu phát triển về y tế, nông nghiệp, quản lý nguồn nước và năng lượng. Tổng Giám đốc Amano nhấn mạnh hỗ trợ kỹ thuật của IAEA cho các nước đang phát triển, giúp đỡ các nước mới lựa chọn phát triển điện hạt nhân, chia sẻ kinh nghiệm với các nước về công nghệ điện hạt nhân, bảo đảm an toàn hạt nhân cũng như quản lý chất thải phóng xạ. Theo Tổng Giám đốc Amano, trên thế giới hiện có 437 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tại 30 quốc gia, đóng góp 11% cho tổng sản lượng điện toàn thế giới; 70 lò phản ứng đang được xây dựng chủ yếu  tại Châu Á và đây sẽ là châu lục sẽ phát triển nhanh nhất và cần nhiều điện năng nhất.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2932&menuid=103000&menuup=103000&menulink=100000

 

            3. 15 người đầu tiên tốt nghiệp khóa đào tạo Dự án hạt nhân Ninh Thuận 2

            Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Phát triển Năng lượng nguyên tử quốc tế Nhật Bản (JINED) và trường đại học Tokai ngày 19/9 đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa đào tạo thành viên nòng cốt dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 cho 15 cán bộ về lĩnh vực hạt nhân của EVN tại Nhật Bản.

Đây là khóa đào tạo đầu tiên do EVN và JINED hợp tác triển khai đào tạo kéo dài 2 năm từ tháng 9/2012-9/2014.

Phát biểu tại lễ tốt nghiệp, Tổng Giám đốc EVN, ông Phạm Lê Thanh khẳng định việc đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt có đủ năng lực tham gia thực hiện dự án có ý nghĩa quan trọng tới sự thành công của dự án điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Xem chi tiết:

http://www.vietnamplus.vn/15-nguoi-dau-tien-tot-nghiep-khoa-dao-tao-du-an-hat-nhan-ninh-thuan-2/282113.vnp

 

* TIN TỨC TỪ IAEA

            1. Thông điệp của Tổng Giám đốc IAEA tại Đại Hội đồng năm 2014

Ngày 22 tháng 9 năm 2014, Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 58 Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã khai mạc tại thủ đô Viên, Cộng hòa Áo. Tổng Giám đốc IAEA, Ngài Amano Yukiya, đã có bài phát biểu quan trọng đánh giá các hoạt động trong năm qua và định hướng các hoạt động trong năm tới của IAEA.

Mở đầu bài phát biểu, Ngài TGD IAEA đã nhấn mạnh đến vai trò của khoa học và công nghệ nói chung và khoa học và công nghệ hạt nhân nói riêng đối với phát triển bền vững, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, quản lý nguồn nước, công nghiệp cũng như năng lượng. Thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật của IAEA đã giúp cho các nước đang phát triển triển khai các ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ đối với mục tiêu phát triển bền vững cho giai đoạn sau năm 2015, trong đó nhấn mạnh các lợi ích to lớn của việc sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân. Vì vậy, IAEA đã đầu tư nâng cấp phòng thí nghiệm của mình tại Seibersdorf nhằm giúp đào tạo cán bộ cho các quốc gia thành viên về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân; hỗ trợ triển khai các nghiên cứu trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và các lĩnh vực khác; cung cấp dịch vụ phân tích mẫu cho các nước. Dự án nâng cấp phòng thí nghiệm Seibersdorf sẽ hoàn thành vào năm 2017 và sẽ đáp ứng yêu cầu của các quốc gia thành viên trong 15-20 năm tới.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2930&menuid=102000&menuup=103000&menulink=100000

 

* TIN TỨC THẾ GIỚI

1. NRC phê duyệt Chứng nhận thiết kế cho ESBWR của GE Hitachi

Ngày 16 tháng 9 năm 2014, Uỷ ban Pháp quy hạt nhân Mỹ (NRC) đã phê duyệt Chứng nhận thiết kế Lò phản ứng nước sôi đơn giản và tiết kiệm (ESBWR) cho cơ quan Năng lượng hạt nhân Hitachi (GEH).

Caroline Reda - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GEH cho biết: “Chứng nhận thiết kế được phê duyệt chứng tỏ rằng ESBWR giờ đây đã thực sự trở thành lò phản ứng an toàn nhất thế giới”. Chủ tịch cũng cho rằng: “Chứng nhận thiết kế này không chỉ có lợi cho các vị khách hàng Mỹ của chúng tôi mà còn đánh dấu một bước tiến quan trọng cho sự phát triển thương mại của ESBWR trên toàn cầu”.

Việc phê duyệt của Uỷ ban NRC đã chứng tỏ rằng thiết kế ESBWR đáp ứng được tất cả các yêu cầu, quy định về an toàn. Theo chương trình được NRC công bố trước đây, quyết định cuối cùng về phê duyệt chứng nhận thiết kế ESBWR dự kiến sẽ được công bố trước toàn Liên Bang vào cuối tháng 9.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2928&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

2. Jordan và Nga kí bản thỏa thuận phát triển dự án nhà máy điện hạt nhân

Nga hy vọng rằng sẽ nhận được một hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Jordan trong vòng 2 năm sau khi kí kết một bản thỏa thuận phát triển dự án. Thỏa thuận này đã được ký kết tại Viên vào ngày 22 tháng 9 giữa Chủ tịch Khalid Toukan của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Jordan và ông Dzhomart Aliev Giám đốc điều hành của Rusatom- chi nhánh của Rosatom ở nước ngoài. Bản thỏa thuận đặt ra những cam kết của các bên đối với giai đoạn đầu trong việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân có 2 tổ máy ở tỉnh Zarqua của Jordan với tổng công suất là 2000Mwe.

Rusatom cho biết “Hiện nay dự án đang trong giai đoạn bắt đầu cho một hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân dự kiến sẽ được ký kết trong 1,5 đến 2 năm nữa”.

Ông Toukan cũng cho biết: “Thỏa thuận này bao gồm cung cấp thiết kế của hệ thống nước làm mát, nghiên cưu khả thi, giám sát quá trình đánh giá địa điểm và đánh giá tác động của môi trường. Những hoạt động này phải hoàng thành trong khoảng thời gian từ 24 đến 30 tháng và được thanh toán đầy đủ từ chính phu Jordan. Ông lưu ý, đại diện của Rusatom cũng có thể tham gia vào các nghiên cứu khác, nhưng với 4 hoạt động trên chỉ có thể được thực bởi các chuyên gia của Nga những người có thể làm chủ được công nghệ.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2936&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

 3. Nga-Nam Phi ký thỏa thuận năng lượng hạt nhân 50 tỷ USD

Ngày 22/9, bên lề hội nghị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại Vienna (Áo), Nga và Nam Phi đã ký một hợp đồng lớn về hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, theo đó Nga sẽ cung cấp và xây dựng 8 lò phản ứng tại Nam Phi vào năm 2023.

Phóng viên TTXVN tại Nam Phi dẫn nguồn tin của Hãng thông tấn SAPA (Nam Phi) cho biết thỏa thuận này có tổng giá trị gần 50 tỷ USD, với mỗi lò phản ứng trị giá hơn 5 tỷ USD.

Thỏa thuận cũng đề cập đến việc Nga giúp xây dựng hệ thống hạ tầng và đào tạo chuyên gia cho Nam Phi, nhất là chuyên gia về công nghệ hạt nhân, tại các trường đại học của Nga.

Phát biểu sau lễ ký, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nam Phi Tina Joemat-Pettersson cho rằng thỏa thuận đã "mở ra cánh cửa để Nam Phi tiếp cận công nghệ, nguồn vốn và hạ tầng của Nga, đồng thời cung cấp nền tảng thích hợp và vững chắc cho quan hệ hợp tác sâu rộng trong tương lai."

Xem chi tiết:

http://www.vietnamplus.vn/nganam-phi-ky-thoa-thuan-nang-luong-hat-nhan-50-ty-usd/282572.vnp

 

Online: 17
Số lượt truy cập: 10860753
Lên đầu trang
SSL