Bản tin tuần 42 (từ 13-17/10 năm 2014)
00:12 17/10/2014:

* TIN TỨC TRONG NƯỚC

           1. Việt Nam, Mỹ ký hợp tác nghiên cứu điện hạt nhân

Trường Đại học Điện lực (EVN EPU) vừa ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo điện hạt nhân với Công ty GEH (Mỹ).

Đây là chương trình được ký kết dựa theo Hiệp định 123 (ngày 22/7/2014) giữa Chính phủ hai nước về hợp tác phát triển hạt nhân dân sự.

Theo nội dung ký kết, GEH sẽ hỗ trợ EVN EPU trong việc tiếp cận công nghệ mới, tổ chức các hội thảo chuyên ngành, đưa chuyên gia hạt nhân tới tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Điện lực…

Việc liên kết đào tạo giữa EVN EPU và GEH là điều kiện thuận lợi để các giảng viên, học viên Việt Nam tiếp cận công nghệ nguồn cũng như học hỏi kỹ thuật của Mỹ trong việc xây dựng, vận hành an toàn, hiệu quả các nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, GEH cũng sẽ hỗ trợ EVN EPU trong một số lĩnh vực đào tạo như: Hệ thống điện, công nghệ cơ khí…

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2969&menuid=103110&menuup=103000&menulink=100000

 

* THẾ GIỚI

1. Thụy Điển đưa ra nguyên tắc an toàn mới nhất cho các nhà máy điện hạt nhân

Cơ quan quản lý Thụy Điển đã công bố một chu kì các cải tiến an toàn để đảm bảo việc làm mát lõi lò trong các tình huống tương tự như vụ tai nạn tại Fukushima Daiichi.

Người đứng đầu cơ quan an toàn bức xạ SSM của Thụy Điển đã công bố một bản nâng cấp gồm hai giai đoạn áp dụng tại 10 lò phản ứng điện hạt nhân của nước này.

 Giai đoạn 1 là tới năm 2017, tất cả các lò phản ứng cần phải có hệ thống độc lập để đản bảo điện, nước sẵn sàng cho trường hợp làm mát khẩn cấp trong khoảng thời gian 72 giờ. Đây là điểm tương đồng với bản nâng cấp hậu Fukushima được thực hiện ở nhiều quốc gia, và đã được tiến hành ở Thụy Điển theo sáng kiến của các nhà vận hành nhà máy điện. SSM cho biết yêu cầu cho việc làm mát khẩn cấp này có thể được đáp ứng bằng các phương tiện như máy phát điện diesel di động và kho trữ nước bên ngoài

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2967&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

2. Nam Phi-Pháp ký thỏa thuận hợp tác lĩnh vực điện hạt nhân

Nam Phi và Pháp đã ký thỏa thuận về hợp tác phát triển điện hạt nhân, mở đường cho Tập đoàn công nghệ hạt nhân khổng lồ Areva của Pháp tham gia đấu thầu xây dựng 8 lò phản ứng hạt nhân trị giá 50 tỷ USD tại Nam Phi.

Thỏa thuận liên chính phủ này, được Bộ trưởng Năng lượng Nam Phi Tina Joematt Pettersson và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius ký tại Paris (Pháp) ngày 14/10, gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực phát triển kỹ năng và nghiên cứu.

Phát biểu với báo giới sau lễ ký, Bộ trưởng Pettersson cho biết thỏa thuận này là khởi đầu cho giai đoạn chuẩn bị để có thể triển khai công nghệ hạt nhân của Pháp tại Nam Phi. Pretoria sẽ tiếp tục ký các thỏa thuận tương tự với các nước khác trong quá trình triển khai chương trình năng lượng hạt nhân.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2968&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

 3. Triển lãm năng lượng hạt nhân thế giới tại Pháp

Năng lượng hạt nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các nền kinh tế và tiếp tục khẳng định là ngành năng lượng của tương lai. Thông điệp trên được các tập đoàn công nghiệp và tập đoàn khai thác năng lượng đưa ra tại Triển lãm năng lượng hạt nhân thế giới (WNE) tổ chức từ ngày 14 - 16/10, tại Trung tâm triển lãm Bourget, phía bắc thủ đô Paris (Pháp).

Triển lãm được tổ chức theo sáng kiến của Hiệp hội các nhà công nghiệp xuất khẩu hạt nhân của Pháp (AIFEN), đã thu hút sự tham dự của 495 tập đoàn và công ty hàng đầu quốc tế trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và điện nguyên tử đến từ 24 quốc gia như Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Nhật, Trung Quốc, Đức, Phần Lan, Tây Ban Nha…

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2971&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

Online: 81
Số lượt truy cập: 10300513
Lên đầu trang
SSL