Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12
09:09 03/08/2017: Từ ngày 02-04/8/2017, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam phối hợp với Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc và ông Nguyễn Duy Bắc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã đến dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có trên 250 nhà khoa học thuộc 40 tổ chức khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo trong nước và nhiều chuyên gia nước ngoài đại diện Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các tổ chức của Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Cộng hòa Séc, Liên bang Nga, Hungary... hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Đây là Hội nghị thường niên được tổ chức 2 năm một lần nhằm công bố những kết quả mới về nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12, Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã khẳng định mục tiêu của Hội nghị lần này là trao đổi thông tin, kinh nghiệm, công bố những kết quả mới trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hạt nhân vào các lĩnh vực như môi trường, nông nghiệp, công nghiệp, y tế… ở Việt Nam.
Tiếp theo, là bài phát biểu của ông Nguyễn Duy Bắc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chào mừng tất cả các vị đại biểu trong và ngoài nước đã tới tham dự Hội nghị. Ông cũng khẳng định thành công nhất định của khoa học và công nghệ hạt nhân mang lại cho các ngành y tế, công nghiệp, nông nghiệp, xã hội và con người, và đặc biệt ở Khánh Hòa cũng đã có rất nhiều cơ quan nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hạt nhân như Viện nghiên cứu Hải dương học, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa  đã có nhiều ứng dụng năng lượng nguyên tử trong nghiên cứu và điều trị cho bệnh nhân.
Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra Phiên họp toàn thể. Hội nghị đã nghe báo cáo của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân:
- Ứng dụng kỹ thuật phân tích hạt nhân trong nghiên cứu bụi khí của GS. Phạm Duy Hiển;
- Nghiên cứu hạt nhân tại Viên Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân (JINR): Hiện tại và ương lai của GS. Mikhail Grigorievich Itkis, Phó Giám đốc JINR, Dubna, Nga;
- Vật lý Plasma Quark-Gluon với thí nghiệm ALICE tại máy gia tốc hạt lớn (LHC) của GS. Boris Hippolyte Phó – Phát ngôn viên, Nhóm nghiên cứu ALICE, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), Geneva;
- Kinh nghiệm nâng cấp, vận hành và ứng dụng lò phản ứng PULSTAR của GS. Ayman Hawari, Đại học Bang Bắc Carolina;
- Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp: Hiện trạng và triển vọng của GS. Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện di truyền nông nghiêp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Giới thiệu về hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia của ông Balázs Dedek, Tập đoàn GAMMA, Hungary;
- Nghiên cứu về an toàn hạt nhân ở Singapore của PGS. Chung keng Yeow, viện sáng kiến An toàn và nghiên cứu hạt nhân (SNRSI), Singapore;
- Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển các công nghệ hạt nhân ở Hàn Quốc của TS. Chul Hwa Song, Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử, Hàn Quốc;
- Sự hình thành và thành phần hóa học của nguồn tài nguyên nước ngầm vùng đồng bằng sông Mê Kông Việt Nam của TS. Đặng Đức Nhận, Đại học Điện lực, Bộ Công Thương;
- Các kết quả nghiên cứu gần đây tại Việt Nam về các mức kích thích trong hạt nhân nguyên tử của PGS. Nguyễn Quang Hưng, Đại học Duy Tân;
- Mẫu vỏ hạt nhân hiện nay: Góc nhìn từ thực nghiệm của TS. Serge Franchoo, Viện Vật lý hạt nhân IPN Orsay, Pháp;
- ENI-NP: Suy nghĩ về tương lai của quang tử hạt nhân của TS. Dimiter Balabaski, ENI-NP, magurele, Rumani;
- Ứng dụng bức xạ ion hóa trong chuẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của GS. Mai Trọng Khoa, Bệnh viện Bạch Mai;
- Nghiên cứu các giống mới lúa đột biến cho năng suất và chất lượng và khả năng kháng chịu sâu bệnh cao bằng công nghệ hạt nhân, GS. TS. Trần Duy Quý, Viện hợp tác nghiên cứu KHCN khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (IAP), Việt Nam;
- Các nghiên cứu của Nhật Bản ảnh hưởng tới môi trường của hệ thống tuần hoàn thứ hai gây nên bở các đứt gãy trong thiết bị bình sinh hơi lò PWR, TS. Toshio, Yonezawa, Đại học Tohoku, Nhật Bản;
Buổi chiều cùng ngày, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã tổ chức Hội thảo về ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế. Đại biểu đã nghe các báo cáo:
- Chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA cho phát triển bền vững, TS. Najat Mokhtar, Giám đốc phòng Hợp tác kỹ thuật khu vực châu Á – Thái Bình Dương, IAEA;
- Vai trò thiết yếu của điện hạt nhân trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính một cách bền vững, GS. Misak, Jozef, Tập đoàn hạt nhân UJV Rez, Cộng hòa Séc;
- Quản lý trên diện rộng các loài ruồi hại quá, TS. Rui Cardoso Pereira, IAEA;
- Quản lý trên diện rộng các loại ruồi hại quả tại các vườn cây thanh long ở Bình Thuận, Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Thanh Hiền, Viện Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Các ứng dụng xử lý bức xạ: Quan điểm của IAEA, TS. Sunil Sabharwal, IAEA;
- Ứng dụng công nghệ bức xạ tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai công nghệ bức xạ, ông  Lê Minh Tuấn, Vinagama, Việt Nam.
Từ ngày 03/8 đến sáng ngày 04/8/2017 diễn ra 6 Phiên họp cuả các Tiểu ban:
- Tiểu ban A: Điện hạt nhân, Lò phản ứng và đào tạo nguồn nhân lực. Đồng chủ tọa: TS. Trần Chí Thành, PGS.TS. Nguyễn Nhị Điền, Thư ký: TS. Phạm Như Việt Hà, Nguyễn Minh Tuấn.
- Tiểu ban B: Vật lý hạt nhân, Số liệu hạt nhân, Máy gia tốc và phân tích hạt nhân. Chủ tọa: PGS. TS. Trần Đức Thiệp, Thư ký: TS. Đỗ Công Cường.
- Tiểu ban C: Ghi đo bức xạ, an toàn bức xạ và quan trắc môi trường. Chủ tọa: TS. Nguyễn Hào Quang, Thư ký: PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng, Ths. Lê Như Xiêu.
- Tiểu ban D1-D2: Ứng dụng hạt nhân trong y tế và công nghiệp. Đồng chủ tọa: PGS. Đỗ Quyết, PGS.TS. Lê Ngọc Hà. Thư ký: TS. Nguyễn Quang Hưng, Ths. Bùi Quang Biểu.
- Tiểu ban D3-D4: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong Nông nghiệp, Ứng dụng công nghệ bức xạ. Chủ tọa: PGS. TS. Lê Huy Hàm, Thư ký: ThS. Trần Băng Diệp.
- Tiểu ban E: Hóa phóng xạ và hóa học hạt nhân, công nghệ vật liệu, chu trình nhiên liệu và quản lý chất thải phóng xạ. Đồng chủ tọa: TS. Cao Đình Thanh, TS. Phạm Quang Minh, Thư ký: ThS Trần Thế Dĩnh.
Hội nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12 sẽ bế mạc chiều ngày 04/8.
                                                                             VPHĐATHNQG
Tin bài khác
Online: 321
Số lượt truy cập: 10328699
Lên đầu trang
SSL