Trong bối cảnh ngày càng có nhiều thông tin cho thấy Bình Nhưỡng đang có những hoạt động “đáng ngờ”, hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc hôm qua đã bắt tay hợp tác để ngăn không cho Bình Nhưỡng có thể thử bom nguyên tử, cố vấn an ninh của Tổng thống Hàn Quốc tại Seoul cho hay.
Ngày 26/8, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmedinejad đã khánh thành nhà máy sản xuất nước nặng tại Arak, một phần trong chương trình hạt nhân của Tehran mà phương tây nghi ngờ phục vụ cho chế tạo vũ khí.
Bộ Ngoại giao Iran hôm qua xác nhận ông Kofi Annan sẽ tới nước này vào thứ bảy tới, hai ngày sau khi kết thúc hạn chót mà Liên Hợp Quốc đặt ra yêu cầu Tehran phải ngưng chương trình làm giàu urani.
Argentina ngày 23/8 công bố kế hoạch phát triển hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, gồm nối lại khai thác urani, kéo dài tuổi thọ các nhà máy.
Nhiều động thái cũng cho thấy Iran đã chuẩn bị rất chu đáo để đối phó với các đòn trừng phạt - kể cả bằng vũ lực - do Mỹ và phương Tây áp đặt trước việc họ từ chối yêu cầu chấm dứt chương trình làm giàu urani do LHQ đưa ra vào cuối tháng 8 này.
Bắc Kinh tin rằng, giải pháp hòa bình thông qua các cuộc đàm phán ngoại giao là chọn lựa tốt nhất để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc sáng 23/8.
Chính quyền Bush hôm qua cho biết đề xuất đàm phán của Iran về vấn đề hạt nhân đã không đáp ứng được yêu cầu của LHQ, đó là ngừng việc làm giàu urani. Vì vậy, Mỹ cùng các nước khác đã bắt đầu chuẩn bị cho “những động thái tiếp theo”.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Ban Ki-moon vừa lên tiếng cảnh báo CHDCND Triều Tiên rằng một cuộc thử nghiệm hạt nhân có thể sẽ gây ra mối đe dọa quốc tế nghiêm trọng.
Một đoàn đại biểu thuộc cơ quan năng lượng hạt nhân Iran đã có mặt tại Nga ngày 22/8/2006, một phần trong chương trình hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này.
Iran hôm nay kêu gọi châu Âu chú ý tới "tín hiệu tích cực" trong văn bản trả lời đề xuất của 6 cường quốc. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc lên tiếng tán thành ý tưởng tiếp tục đàm phán để giải quyết khủng hoảng của Tehran.