Việt Nam khắc phục xói mòn đất bằng kỹ thuật hạt nhân
12:12 06/05/2015: Đào Thanh Cảnh là một nông dân Việt Nam chưa từng theo học vật lý hay hóa học, tuy nhiên ông có biết một chút về đồng vị phóng xạ. Một năm trước, trang trại 5 héc ta của anh trên những ngọn đồi miền trung Việt Nam dần bị xói mòn. Nhờ sử dụng kỹ thuật hạt nhân trong việc xác định chính xác nguyên nhân và nguồn gốc của sự xói mòn đất mà giờ đất trồng cà phê của ông đã ổn định và có lợi nhuận. “Chúng tôi đã rất lo lắng do không xác định được rõ nguyên nhân mỗi năm vài centimet đất bị mất đi khi có mưa đá lớn” ông cho biết.
Không chỉ riêng ở Việt Nam xảy ra tình trạng bị xói mòn đất. Suy thoái đất ảnh hưởng đến 1.9 tỉ ha đất trên toàn thế giới, gần hai phần ba nguồn tài nguyên đất trên toàn cầu.
Xói mòn đất là nguyên nhân chính làm suy thoái đất trên toàn cầu, làm mất đi 75 tỷ tấn đất màu mỡ với ước tính kinh tế mất đi khoảng 126 tỉ đô la mỗi năm. IAEA đã hợp tác với Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) nhằm giúp các nhà khoa học và nông dân đo lường và kiểm soát sự xói mòn đất thông qua việc sử dụng các kỹ thuật hạt nhân khác nhau trong đó sử dụng phóng xạ  để đánh giá tỉ lệ xói mòn đất và hợp chất phân tích đồng vị ổn định cụ thể, hỗ trợ trong việc tìm ra những vị trí có nguy cơ cao về suy thoái đất
Xói mòn ảnh hưởng tại lớp đất trên cùng – lớp màu mỡ nhất. Xói mòn cũng làm giảm đi lượng phân bón được sử dụng trong nông nghiệp và chất khoáng trong nước tưới.
Nông nghiệp thâm canh cùng với nạn phá rừng là một nguyên nhân phổ biến của sự xói mòn, ông Mohammad Zaman, một nhà khoa học về đất tại Phòng kỹ thuật hạt nhân trong thực phẩm và nông nghiệp của FAO/IAEA giải thích. Canh tác liên tục sẽ làm loại bỏ các chất hữu cơ liên kết các hạt đất với nhau, khiến đất dễ bị xói mòn trong các trận bão lớn. Kỹ thuật hạt nhân sẽ giúp xác định các điểm có khả năng xói mòn cao, cho phép các biện pháp theo dõi giảm thiểu để tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao. “Theo như kết quả công việc chúng tôi đã làm, việc xác định bằng kỹ thuật hạt nhân có hiệu quả hơn, tập trung hơn và chi phí cũng rẻ hơn” Ông Zaman cho biết. Sau tác động của dự án tại một số nước Châu Á, IAEA đang cố gắng nhân rộng thành công tại các nơi khác trên thế giới và hình thành một mạng lưới các chuyên gia trong nước để có thể chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết.
Tại Việt Nam, ba phần tư lãnh thổ là địa hình dốc, vì vậy xói mòn là một vấn đề lớn trong nông nghiệp. Một dự án thí điểm của FAO/IAEA tại tỉnh Lâm Đồng,Việt Nam đã sử dụng kỹ thuật hạt nhân để đo tỷ lệ đất xói mòn tại 27 địa điểm. Theo ông Phan Sơn Hải - Giám đốc trung tâm nghiên cứu và giám sát môi trường tại Viện Nghiên cứu Đà Lạt cho biết kể từ năm 2012 sau khi tham gia dự án, thông qua các hoạt động bảo tồn thích hợp như trồng xen canh, tạo ra các đường dẫn nước tưới và xây ruộng bậc thang đã làm giảm đến 45% đất xói mòn tại đây. Kết quả tương tự cũng đã đạt được trong các nước khác tại Châu Á (xem hình). Ông Sơn Hải hiện đang hỗ trợ các đồng nghiệp trên khắp cả nước để giới thiệu các kỹ thuật hạt nhân nhằm theo dõi xói mòn đất trên toàn quốc.
Tại Malaysia, Othman Zainudin, một giáo viên địa chất tại đại học Sultan đã giám sát một khu vực xói mòn cao ở phía bắc nước này hơn 10 năm và chuyển sang sử dụng kỹ thuật hạt nhân cách đây hay năm. “Với kỹ thuật mới, chúng tôi có được nhiều thông tin chi tiết hơn” Ông Othman Zainudin cho biết.Trước đây, nhóm nghiên cứu của ông chỉ có thể đo được tốc độ bồi lắng tại các hồ nhưng không thể xác định được nguồn gốc chính xác của các trầm tích.
“Hiện tại chúng tôi biết chính xác vị trí xói mòn, chúng tôi có thể thực hiện các biện pháp giảm thiểu thích hợp” ông Zainudin cho biết. Đến cuối năm nay, ông sẽ hợp tác với Sở Nông nghiệp nhà nước để tổ chức một chương trình chuyển giao kiến thức đến với người nông dân về kỹ thuật giảm thiểu xói mòn đất điều mà trước đây chưa làm được do không thể biết chính xác nguồn gốc của sự xói mòn.
Đối với trường hợp ông Đào Thanh Cảnh tại Việt Nam, thu nhập của ông đã tăng hơn 20% với cây chè, cỏ khô cho gia súc cũng tăng lên cùng với diện tích đất cà phê. Ông không còn phải lo cho tương lai và có thể để dành từ thu nhập của mình. Ông cho biết phần lớn tiền để dành của ông bây giờ là để lo việc học cho bốn đứa con của mình. “Tôi quyết tâm cho các con đi học điều mà trước đây tôi không có được”, ông cho biết.
VH- Theo IAEA
Tin bài khác
Online: 31
Số lượt truy cập: 10860612
Lên đầu trang
SSL