Đo lường các mối nguy hiểm của bức xạ chiếu trong
15:03 13/07/2016: Các chất phóng xạ có thể lắng đọng bên trong cơ thể khi hấp thu xẩy ra qua các con đường sau: hô hấp, ăn uống và tiếp xúc da. Chiếu xạ này có thể xảy ra khi chất phóng xạ trong không khí, bị hít và hấp thụ bởi phổi và tích tụ trong cơ thế; tồn tại trong thực phẩm bị nhiễm bẩn phóng xạ, nước uống hoặc các vật phẩm khác và bị ăn phải; hoặc bị tràn đổ hoặc sol khí trên da và bị hấp thụ hoặc đi vào qua các vết thương hở. Đưới đây là một số đo lường các mối nguy hiểm của bức xạ chiếu trong:

1. Các hệ số liều
Mức độ nguy hiểm chiếu xạ trong phụ thuộc vào độ lớn của liều xảy ra kể từ khi chất phóng xạ thâm nhập vào cơ thể.Để đánh giá được độ lớn đó người ta đưa ra khái niệm hệ số liều.
Hệ số liều (h) được định nghĩa là liều đối với toàn cơ thể ( liều nhiễm hiệu dụng ) do hấp thụ 1 Bq chất phóng xạ vào trong cơ thể, được đo bằng Sv/Bq.
h  được xác định qua sử dụng các số liệu người chuẩn.
Các hệ số liều h đối với sự nhiễm xạ qua đường ăn uống và hít thở của các hạt nhân phóng xạ khác nhau đối với người bị chiếu xạ nghề nghiệp được cho trong Tiêu chuẩn BSS 115 ( Đã dịch sang tiếng Việt ).
Các hệ số liều h đối với các nhóm dân chúng theo độ tuổi cũng được cho trong Tiêu chuẩn BSS 115.
Lưu ý: Cho đến nay chưa có hệ số liều cho người chuẩn châu á cho nên thừa nhận việc sử dụng hệ số liều cho người chuẩn sử dụng trong các tiêu chuẩn nêu trên.
2. Giới hạn năm về hấp thu chất phóng xạ
Mối nguy hiểm bức xạ chiếu trong có thể được đánh giá bằng cách so sánh lượng chất phóng xạ có thể được lấy vào trong cơ thể với lượng chất phóng xạ mà nó dẫn tới một liều bằng giới hạn năm tương ứng (hiện tại giới hạn liều này đối với công nhân bị chiếu xạ nghề nghiệp là 20 mSv). Điều này đưa ra cho chúng ta một đại lượng được gọi là giới hạn hấp thu chất phóng xạ hàng năm (ALI).

3. Giới hạn nhiễm bẩn phóng xạ nơi làm việc
Mối nguy hiểm bức xạ chiếu trong ở nơi làm việc được đánh giá bằng cách đo mức nhiễm bẩn không khí và bề mặt và so sánh các giá trị đo được với giá trị giới hạn.
Đối với nhiễm bẩn bề mặt sử dụng đại lượng giới hạn nhiễm bẩn bề mặt dẫn suất DL
Đối với nhiễm bẩn không khí sử dụng đại lượng giới hạn nồng độ dẫn suất trong không khí DAC.
4. Giới hạn nhiễm bẩn bề mặt dẫn xuất DL
Giới hạn nhiễm bẩn bề mặt dẫn suất được đo trong đơn vị Bq cm-2 để dễ dàng so sánh với các mức đo được và thường được sử dụng để phân loại các vùng làm việc
Phương pháp xác định các giới hạn dẫn suất (DL) là được qui định tuỳ thuộc mỗi quốc gia.
Để đơn giản việc sử dụng giới hạn dẫn suất (DL) trong bảo vệ an toàn bức xạ, các hạt nhân phóng xạ có độc tố phóng xạ giống nhau được nhóm lại với nhau
5. Giới hạn nhiễm bẩn không khí dẫn xuất DAC
DAC nơi làm việc được sử dụng để so sánh các mức nhiễm bẩn bụi khí đo được với các mức mà chúng có thể dẫn tới mức hấp thu chất phóng xạ hàng năm  một ALI
Một đơn vị DAC là nồng độ của một hạt nhân phóng xạ trong không khí (trong đơn vị Bq m-3) mà nó sẽ dẫn tới một người công nhân hít phải một ALI trong một năm.

Cục ATBXHN

Online: 34
Số lượt truy cập: 10322475
Lên đầu trang
SSL