Bản tin tuần 22 (từ 26-30 tháng 5 năm 2014)
00:12 02/06/2014:

* TIN TỨC TỪ IAEA

            1. Tăng cường mạng lưới cơ quan pháp quy hạt nhân Ả Rập

Mạng lưới các cơ quan pháp quy hạt nhân của Ả rập (ANNuR) là tập hợp các quốc gia thành viên khu vực Ả rập ứng dụng công nghệ hạt nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số quốc gia Ả rập phát triển chương trình điện hạt nhân hoặc quan tâm đến việc phát triển năng lực của họ về năng lượng hạt nhân mà chủ yếu tập trung vào các ứng dụng hạt nhân khác nhau (như trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp hay nghiên cứu). Năng lực về an toàn và an ninh hạt nhân đôi khi bị giới hạn trong phạm vi khu vực. Thực tế đã xuất hiện nhu cầu củng cố phát triển năng lực và cơ sở hạ tầng quốc gia về thể chế, tổ chức và kỹ thuật; đặc biệt liên quan đến phát triển khung pháp lý và luật pháp quốc gia.

Để tiếp tục nỗ lực này, ngày 13 tháng 5 năm 2014, tại Hội nghị quốc tế về phát triển nguồn nhân lực cho chương trình điện hạt nhân: Xây dựng và năng lực bền vững, ông Denis Flory, Phó Tổng giám đốc IAEA phụ trách về an toàn an ninh hạt nhân và ông Hafedh Belmabrouk, Chủ tịch ANNuR đã ký một thoả thuận “ Sắp đặt thực tiễn” để tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ, hợp tác và xây dựng năng lực giữa IAEA và mạng lưới ANNuR.

Xem chi tiết:

http://www.iaea.org/newscenter/news/2014/annur.html

 

            2. Tham gia đổi mới khoa học và công nghệ hạt nhân

IAEA chủ trì Hội thảo tập huấn về Tầm quan trọng và các bước phát triển của các dự án lò phản ứng nghiên cứu mới

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc xây dựng các lò phản ứng nghiên cứu mới ở cấp quốc gia, IAEA đã quy tụ 50 đại diện từ 30 quốc gia thành viên tới dự Hội thảo đào tạo để tìm hiểu các dự án này từ nhiều góc độ.

Hội thảo về Tầm quan trọng và những cột mốc phát triển của các dự án lò phản ứng nghiên cứu mới được tổ chức từ ngày 12 đến 16 tháng 5 năm 2014 tại Viên tập trung vào các ứng dụng của IAEA “Tiếp cận những bước phát triển quan trọng” nhằm phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia để hỗ trợ dự án các lò phản ứng nghiên cứu mới

Xem chi tiết:     

 http://www.iaea.org/newscenter/news/2014/reactormilestones.html

 

3. Ban đại diện ARCAL phê duyệt Hồ sơ chiến lược khu vực cho các nước Mỹ La Tinh và các nước thành viên Caribbean giai đoạn 2016-2021

Ban Đại diện của Hiệp định Hợp tác Xúc tiến Khoa học và Công nghệ Hạt nhân ở Mỹ Latin và Caribbean (ARCAL) đã tổ chức một cuộc họp bất thường để thông qua Hồ sơ chiến lược khu vực cho các nước Mỹ La Tinh và các nước thành viên Caribbean giai đoạn 2016-2021 và ba vòng đàm phán về Chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA.

Xem chi tiết tại:

http://www.iaea.org/technicalcooperation/Home/Highlights-Archive/Archive-2014/05202014-ARCAL.html

 

4. IAEA quan tâm đến vấn đề xây dựng nhân lực cho chương trình năng lượng hạt nhân

Theo báo cáo của IAEA, có trên 30 quốc gia quan tâm đến việc lần đầu xây dựng lò phản ứng điện hạt nhân. Các quốc gia này trải dài hầu như khắp các châu lục và biến đổi đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, từ các nước vùng Vịnh có thu nhập cao sang các nước châu Phi cận Sahara với mức thu nhập thấp. Nhu cầu cấp bách về chi phí, an ninh năng lượng cũng như mối quan tâm ngày càng tăng về biến đổi khí hậu và năng lượng sạch khiến cho điện hạt nhân trở thành phương án thay thế hấp dẫn. Tuy nhiên, sự gia tăng mạnh nhu cầu về điện trên khắp thế giới trong vài thập kỷ tới dự báo sự khát khao của toàn cầu đối với loại năng lượng này sẽ vô cùng mạnh mẽ.

Xem chi tiết tại:

http://www.iaea.org/newscenter/news/2014/hrd-capacity.html

 

5. Tầm quan trọng của ứng phó sự cố đối với các cơ quan có thẩm quyền

Sự phát triển không ngừng của hệ thống ứng phó sự cố quốc gia và quốc tế (EPR) giữ vai trò quyết định đối với cơ chế an toàn hạt nhân toàn cầu. Tuần trước tại Viên, Áo đã diễn ra cuộc họp kéo dài 5 ngày với hơn 140 đại biểu đến từ 80 quốc gia và 7 tổ chức quốc tế tham dự, thảo luận và chia sẻ thông tin về năng lực EPR. Họ cũng thảo luận về tình hình thực hiện hai công ước quan trọng đó là: Công ước về thông báo sớm tai nạn hạt nhân và Công ước về hỗ trợ tai nạn hạt nhân trong trường hợp khẩn cấp bức xạ.

Xem chi tiết tại:

http://www.iaea.org/newscenter/news/2014/competent-authorities.html

 

* THẾ GIỚI

1. Châu Âu quan tâm thúc đẩy an ninh năng lượng

Một nghiên cứu của Uỷ ban Châu Âu (EC) cho thấy điện hạt nhân tăng cường an ninh năng lượng và cần phải được mở rộng cùng với sự hỗ trợ của nhiều nhà cung cấp nhiên liệu khác nhau.

EC đã phản ứng trước sự căng thẳng ở Ukraine trong bối cảnh bị gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt (cung cấp 39% lượng khí đốt và hơn 30% lượng dầu của Châu Âu) kéo theo tranh chấp giữa Nga với các quốc gia này.

 

Xem chi tiết:

http://www.world-nuclear-news.org/NP-Europe-looks-to-boost-energy-security-2905141.html

 

2. Nhà máy điện hạt nhân của Tây Ban Nha hoạt động trở lại

Sau 18 tháng đóng cửa để tránh các loại thuế mới, các chủ sở hữu của nhà máy điện hạt nhân Tây Ban Nha Garona đã xin Chính phủ nước này cho phép nhà máy hoạt động trở lại với một giấy cấp phép vận hành có thời gian dài hơn trước

Năm 2012, Chính phủ Tây Ban Nha cải cách thị trường điện và áp đặt thuế mới cho điện hạt nhân và nhiên liệu đã qua sử dụng, điều này đã ngốn mất của Garona khoảng 150 triệu Bảng mỗi năm – chiếm khoảng 30% doanh thu hàng năm của nhà máy điện. Cho rằng nhà máy mắc nợ khi xin giấy phép mới, trong đó Chính phủ đã giới hạn đến năm 2019, và sẽ phải chi tiêu mất 120 triệu Bảng cho việc nâng cấp trong vài năm tới, chủ sở hữu nhà máy Nucleanor tuyên bố Garona không thể tiếp tục hoạt động. Nhà máy được tạm dừng hoạt động vào tháng 12 Năm 2012 để tránh một năm đóng đủ các loại thuế mà nó phải áp dụng nếu nó đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng Giêng, và nó được tuyên bố chính thức đóng cửa vào ngày 5 tháng 7 năm 2013.

Xem chi tiết:

http://www.world-nuclear-news.org/C-Garona-stages-a-comeback-2805142.html

 

3. Hàn Quốc lần đầu tiên lắp đặt thành công lò phản ứng hạt nhân ở nước ngoài: Ý nghĩa và triển vọng

Nhà máy điện hạt nhân kiểu Hàn Quốc lần đầu tiên được xuất khẩu ra nước ngoài Tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất hôm 20/5 (theo giờ địa phương) đã diễn ra sự kiện lắp đặt lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Barakah số 1 do Hàn Quốc đang xây dựng tại đây. Đây là lò phản ứng hạt nhân đầu tiên sản xuất theo công nghệ của Hàn Quốc được xuất khẩu ra nước ngoài. Việc lắp đặt thành công lò phản ứng này đã mở ra triển vọng xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân tiếp theo. Trong phần mở đầu chương trình hôm nay, Giáo sư Chung Beom-jin của Khoa Công nghệ nguyên tử thuộc trường Đại học Kyunghee sẽ phân tích hiệu quả kinh tế từ việc lắp đặt thành công lò phản ứng nói trên. Trước tiên, ông sẽ nói về ý nghĩa của sự kiện này.

Có rất nhiều giai đoạn quan trọng và phức tạp khi xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, và việc lắp đặt lò phản ứng chính là một trong những công đoạn quan trọng nhất. Muốn xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân ra nước ngoài, bên cạnh những yếu tố như công nghệ và hiệu quả kinh tế thì không thể không đề cập đến kinh nghiệm xây dựng các lò phản ứng hạt nhân ở một quốc gia khác. Và nhà máy điện hạt nhân Barakah số 1 tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất có thể xem là kinh nghiệm, là màn ra mắt đầu tiên của Hàn Quốc tại nước ngoài nên bản thân nó mang ý nghĩa rất lớn.

Xem chi tiết:

http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program/program_economyplus_detail.htm?no=4415

 

Online: 52
Số lượt truy cập: 10325017
Lên đầu trang
SSL