Iraq sử dụng công nghệ hạt nhân để cải tiến năng suất và thích ứng với biến đổi khí hậu
16:04 05/10/2016: Một giống lúa mỳ chịu hạn mới được phát triển ở Iraq với sự hỗ trợ của IAEA và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã tăng sản lượng lên gấp bốn lần. Giống đột biến này hiện chiếm gần hai phần ba của tất cả lúa mì sản xuất trong nước.
Iraq đang ngày càng sử dụng công nghệ hạt nhân để cải thiện năng suất cây trồng và đối phó với những thách thức bởi biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu ở Iraq đã phát triển giống cây trồng chịu hạn mới và cải thiện quản lý nước và đất.
Sự phát triển này đã giúp tăng sản xuất lương thực và thích ứng với biến đổi khí hậu, Ibrahim Bakri Abdulrazzaq, Viện trưởng Viện nghiên cứu nông nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ Iraq cho biết. "Chúng tôi đã phát triển các gói công nghệ hiệu suất nhằm khắc phục những vấn đề cấp bách nhất trong lĩnh vực nông nghiệp."
Các cánh đồng của Iraq đã thấy nhiệt độ ấm hơn và ít lượng mưa hơn từ đầu những năm 2000. Nếu không thực vật che phủ, đất sẽ trở nên ít màu mỡ và dễ bị xói mòn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của cả nước và các tỉnh sản xuất lúa mì, Abdulrazzaq giải thích.
Từ năm 2007 đến năm 2011, ông Abdulrazzaq và các đồng nghiệp làm việc cùng với các chuyên gia đến từ IAEA và FAO để tìm ra các giải pháp giải quyết những khó khăn này thông qua nhân giống loại cây trồng đột biến. Kỹ thuật này liên quan đến việc chiếu xạ các loại hạt giống cây trồng và giảm bức xạ để tạo ra các biến đổi gen, sau đó lựa chọn các loại tốt nhất.
Các nhà khoa học Iraq ứng dụng kỹ thuật để phát triển 4 loại giống cây trồng truyền thống đã được biến đổi gen chịu được cả hạn hán và đất mặn.
Ông Abdulrazzaq cho biết: “Bây giờ những người nông dân nói với chúng tôi rằng họ muốn các giống cây trồng mới. Thậm chí, họ còn sẵn sàng trả giá cao hơn bởi vì họ biết loại lúa mỳ và lúa mạch này chịu được hạn, mặn và cho năng suất cao.”
Trong khi đó, các loại lúa mỳ thông thường của Iraq chỉ cho năng suất là 1 tấn/ha, các giống lúa mới phát triển thông qua các giống đột biến cho sản lượng là 4 tấn/ha. Khoảng 65% sản lượng lúa mỳ hiện nay của Iraq là các loại giống mới.
Những giống mới này cũng có khả năng chống bão bụi - đây là một vấn đề khác mà người dân phải đối mặt ngày càng nhiều. “Vài năm trước đây, mỗi năm có khoảng 17 cơn bão bụi” Abdulrazzaq nói: “Hiện nay, một phần do bãi chăn nuôi gia súc không được bảo vệ, số lượng các cơn bão bụi gia tăng lên hơn 100 cơn. Điều này đã ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, nguồn nước và con người.”
Hơn cả thực phẩm
Iraq cũng đã phối hợp với IAEA trong việc áp dụng công nghệ hạt nhân trong nhiều lĩnh vực khác như: y học hạt nhân, xạ trị và công nghiệp, bao gồm cả việc xây dựng các đường ống dẫn dầu sử dụng phương pháp kiểm tra không phá hủy. Quan trọng không kém là việc ngừng hoạt động và khắc phục môi trường của khu liên hợp hạt nhân bị phá hủy vào năm 2003.
Từ năm 2006, IAEA đã làm việc với các cơ quan chức năng của Iraq để giảm thiểu nguy cơ bức xạ đến dân chúng và môi trường bằng cách ngừng hoạt động các cơ sở hạt nhân cũ và khắc phục các khu vực nhiễm xạ và các bãi thải.
Ông Eric Howell, Giám đốc điều hành của Công ty đánh giá rủi ro môi trường Facilia Projects tham gia vào dự án này cho biết: “Dự án là một nhiệm vụ lớn. Nó liên quan đến tất cả các lĩnh vực mà bạn có thể nghĩ đến: từ hỗ trợ pháp lý, an toàn bức xạ đến quản lý chất thải phóng xạ. IAEA đóng vai trò không thể thiếu trong việc điều phối với các công việc tháo dỡ trong nước.”
QA, Cục ATBXHN
Tin bài khác
Online: 203
Số lượt truy cập: 10325395
Lên đầu trang
SSL