ZODIAC giúp các phòng thí nghiệm phát hiện sớm các đại dịch trong tương lai
16:04 28/03/2022: Khi dịch bệnh lây truyền từ động vật bùng phát - bệnh ở động vật có thể lây sang người, ví dụ như Ebola, Zika hoặc COVID-19 - điều quan trọng là phải xác định đặc điểm của tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng. Một sáng kiến ​​mới của IAEA được đưa ra vào năm ngoái giúp các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới nâng cao hơn nữa năng lực của mình và chuẩn bị cho việc thực hiện chính xác bằng cách sử dụng kỹ thuật hạt nhân và các kỹ thuật liên quan.
Một khóa đào tạo trực tuyến do IAEA phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức vào cuối tháng trước, tập trung vào việc đào tạo các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và các chuyên gia trong việc cải thiện các quy trình xét nghiệm của mình bằng cách điều chỉnh phù hợp với các quy trình của các phòng thí nghiệm tham chiếu về chẩn đoán thú y toàn cầu. Khóa đào tạo diễn ra từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 2 năm 2022, thu hút gần 600 người tham gia từ 94 quốc gia, là hoạt động mới nhất thuộc Sáng kiến ​​Hành động Tích hợp Dịch bệnh Động vật (ZODIAC) của IAEA, một nỗ lực nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các đại dịch lây truyền từ động vật trong tương lai.
Trong hơn năm thập kỷ qua, IAEA đã chuyển giao công nghệ cho các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới trong việc sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán thú y, bao gồm công nghệ hạt nhân và công nghệ phân tử và huyết thanh liên quan (như ELISA và PCR) để phát hiện sớm và nhanh chóng, xác định đặc điểm các mầm bệnh lây truyền từ động vật và động vật xuyên biên giới. Những kỹ thuật chẩn đoán đặc hiệu và có độ nhạy cao này là những phương pháp được lựa chọn trong việc phát hiện sớm bệnh. Để sử dụng và đóng góp hiệu quả vào nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại sự bùng phát hoặc đại dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật, các quy trình được quy định và khuyến cáo để phát hiện và xác định bệnh phải được sử dụng theo cách đảm bảo chất lượng. Nói cách khác, để đảm bảo kết quả chính xác và đáng tin cậy.
Ông Ivancho Naletoski, cán bộ kỹ thuật tại Trung tâm hợp tác FAO/IAEA về Kỹ thuật hạt nhân trong Nông nghiệp và Thực phẩm cho biết: “Trước khi thực hiện bất kỳ kỹ thuật phát hiện bệnh nào, các phòng thí nghiệm cần đảm bảo rằng các thông số kỹ thuật dã được xác minh, để chứng nhận các kỹ thuật này đang thực hiện theo đúng mục đích, và ở mức độ dự kiến và biên độ dự kiến ​​từ phòng thí nghiệm tham chiếu.
Các thông số cần được phòng thí nghiệm xác nhận là độ nhạy và độ đặc hiệu trong phân tích và chẩn đoán, độ chắc chắn, độ lặp lại, độ tái lập và độ không đảm bảo đo.
“Bằng cách thu thập các thông số kỹ thuật đã được chứng minh về mặt thống kê và sự phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới có thể cung cấp các kết quả so sánh và đáng tin cậy, do đó đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các đợt dịch bệnh mới bùng phát, cũng như xác định đặc điểm của các mầm bệnh gây bệnh,” ông Naletoski nói.
 
Các học viên đến từ Phòng thí nghiệm Quốc gia ZODIAC (ZNLs). Đây là những phòng thí nghiệm được chỉ định đặc biệt, do chính phủ các quốc gia đề cử, làm việc với IAEA để chuẩn bị cho những đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai. ZNLs sẽ là tuyến phòng thủ đầu tiên trong việc phát hiện mầm bệnh từ động vật sang người, cho phép các cơ quan chức năng của quốc gia thực hiện các biện pháp kiểm soát thích hợp chống lại các đợt bùng phát trong tương lai và giảm thiểu nguy cơ đại dịch.
“Thông qua dự án ZODIAC, chúng tôi cung cấp các phòng thí nghiệm chẩn đoán thú y và hỗ trợ các dịch vụ mở rộng và các công cụ cần thiết để giúp xác định sớm các bệnh nguy hiểm”, ông Michel Warnau, Trưởng bộ phận tại Vụ Hợp tác Kỹ thuật của IAEA cho biết. “Sự hỗ trợ này sẽ nâng cao năng lực và cải thiện hiệu suất trong phòng thí nghiệm.”
Sau khóa đào tạo trực tuyến này sẽ tiếp nối các khóa đào tạo trực tiếp, thực hành.
 
Hợp tác toàn cầu rất quan trọng vì toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu có thể gây ra một số bệnh động vật, vật trung gian truyền bệnh và làm lây lan rộng. Điều này đã được thể hiện rõ trong những năm gần đây với các bệnh động vật, chẳng hạn như bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò và bệnh dịch tả lợn Châu Phi, hiện đã phát hiện bên ngoài Châu Phi và cũng ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi ở Châu Á và Châu Âu.
Dựa trên các tài liệu từ khóa học này, các chuyên gia của IAEA và FAO sẽ xác định các quy trình thực hiện tiêu chuẩn (SOP) cho các kỹ thuật chẩn đoán phân tử và huyết thanh. SOP này sẽ được cung cấp cho các phòng thí nghiệm thông qua Cổng thông tin ZODIAC của IAEA và được phổ biến thông qua một loạt các khóa đào tạo trực tiếp, thực tế được tổ chức trong khuôn khổ ZODIAC.
Các ZNL hiện đang sử dụng dịch vụ giải trình tự gen của IAEA/FAO ngày càng nhiều. Dịch vụ này cho đến nay chủ yếu được sử dụng để xác định trình tự và xác định đặc điểm vật chất di truyền của mầm bệnh động vật nhưng có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc xác định đặc điểm của mầm bệnh truyền từ động vật, góp phần vào cuộc chiến chống lại bệnh lây truyền từ động vật và dịch tễ học. Vào tháng 5 năm 2022, IAEA và FAO sẽ bắt đầu đào tạo cho ZNL về cách sử dụng dịch vụ này.
Ông Warnau cho biết: “Thông qua các khóa đào tạo như này, chúng tôi đang hỗ trợ một phương pháp tiếp cận tổng hợp và có hệ thống sẽ tăng cường khả năng và sự chuẩn bị sẵn sàng của các quốc gia để phát hiện nhanh chóng, đáng tin cậy và ứng phó kịp thời với sự bùng phát của những căn bệnh như vậy một cách đảm bảo chất lượng”.
TTĐT, theo IAEA
Online: 6
Số lượt truy cập: 10305564
Lên đầu trang
SSL