Bản tin tuần 44 (từ 27-31/10 năm 2014)
00:12 03/11/2014:

* TIN TỨC TRONG NƯỚC

           1. Nhật Bản đã sẵn sàng đào tạo nhân lực ĐHN cho Việt Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có buổi làm việc với Tham tán kinh tế Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về chương trình đào tạo 100 cử nhân chuyên ngành điện hạt nhân tại Việt Nam và du học Nhật Bản, phục vụ cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Sau chuyến thăm và ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo từ tháng 2/2014, các trường đại học của Nhật Bản đã sẵn sàng tiếp nhận các sinh viên Việt Nam.

Dự kiến, từ năm 2016, mỗi năm các trường đại học Công nghệ Nagaoka, Fukui, Công nghệ Fukui… sẽ đón nhận 20 học viên Việt Nam du học từ nguồn ngân sách của Chính phủ Việt Nam theo chương trình đề án 1558.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2986&menuid=103110&menuup=103000&menulink=100000

 

2. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị đánh giá Công tác thực hiện Luật NLNT giai  đoạn 2009-2014

Luật Năng lượng nguyên tử được Quốc Hội thông qua ngày 3 tháng 6 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Năm 2014 đánh dấu 5 năm Luật NLNT có hiệu lực. Nhân dịp này, náng ngày 28/10/2014, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã tổ chức “Hội nghị đánh giá công tác thực hiện Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2014”. PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân và ông Lê Quang Nam - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đại diện các Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách an toàn bức xạ của 66 cơ sở bức xạ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Mục đích của Hội nghị nhằm đánh giá công tác thi hành Luật NLNT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đặc biệt công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn  giai đoạn 2009 – 2014, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm quản lý an toàn bức xạ của một số cơ sở bức xạ lớn trên địa bàn thành phố như: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Hoàn Mỹ.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2991&menuid=107110&menuup=103000&menulink=100000

 

* THẾ GIỚI

1. Bỉ đưa ra quy trình đánh giá cho việc tái khởi động lò phản ứng hạt nhân

Cơ quan pháp quy hạt nhân của Bỉ đã đưa ra một quy trình đánh giá gồm 2 bước cho báo cáo an toàn của công ty năng lượng Electrabel của Bỉ để tái khởi động lò phản ứng Tihange 2 và Doel 3. Các lò phản ứng này đã đóng cửa từ năm 2012 do lo ngại về các sai sót trong bình áp lực lò phản ứng của họ.

GDF Suez – cấp trên của Electrabel phát biểu rằng “họ dự định sẽ nộp hồ sơ cho Cơ quan Liên bang về kiểm soát hạt nhân (FANC) vào cuối mùa thu để có được sự cho phép tái khởi động Doel 3 và Tihange 2.”

FANC cho biết, cùng với các chi nhánh kỹ thuật Bel V, họ dự định thực hiện một đánh giá gồm hai bước cho báo cáo an toàn của công ty năng lượng Electrabel. Trong bước đầu tiên, một đánh giá sẽ được thực hiện với phương pháp thích hợp do Electrabel đề xuất. Tùy thuộc vào kết luận của đánh giá, FANC và Bel V sau đó sẽ thông báo cho Electrabel để xem xét liệu báo cáo an toàn cho việc khởi động lại các lò phản ứng có đủ điều kiện hay không.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2989&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

2. Nhật Bản cho phép khôi phục hoạt động nhà máy điện hạt nhân Sendai

Ngày 28/10, hội đồng thành phố Satsumasendai thuộc tỉnh Kagoshima của Nhật Bản đã cho phép khôi phục hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Sendai. Đây là nhà máy đầu tiên đáp ứng được những tiêu chuẩn an toàn hạt nhân khắt khe mà Nhật Bản đặt ra sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.

Theo hãng tin Kyodo (Nhật Bản), Thị trưởng Satsumasendai Hideo Iwakiri đã bật đèn xanh cho nhà máy Sendai hoạt động trở lại vào đầu năm 2015, ngay sau khi Công ty Điện lực Kyushu (KEPCO) điều hành nhà máy này hoàn tất các thủ tục cần thiết và quá trình kiểm tra tại hiện trường.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2985&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

3. Hoa Kỳ xây dựng thành công thiết kế mái vòm chứa thiết bị ứng phó khẩn cấp cho nhà máy điện hạt nhân

Việc xây dựng một mái vòm bên ngoài thiết kế tại nhà máy điện hạt nhân Dominion ở Virginia đã hoàn thành. Những mái vòm –nơi đặt lưu giữ thiết bị khẩn cấp là loại hình thiết kế đầu tiên ở Mỹ.

Các mái vòm bằng bê tông cốt thép với đường kính 36,5 mét, chiều cao 11,5 mét và có diện tích 965 mét vuông với hai cánh cửa thiết bị cứng. Các tòa nhà được thiết kế bởi Công ty Giải pháp hệ thống kỹ thuật (ES2) và xây dựng bởi Công ty Domes ABC và Công ty Công nghệ Dome.

Để ứng phó với tai nạn giống với tai nạn hồi tháng 3 năm 2011 tại nhà máy điện Fukushima Daiichi của Nhật Bản, Ủy ban điều  tiết hạt nhân Hoa Kỳ đã ban hành yêu cầu cụ thể cho chiến lược nhằm giảm nhẹ các tác động bên ngoài đối với các cơ sở ngoài thiết kế. Các chiến lược có “khả năng đối phó đa dạng và linh hoạt” (FLEX) là một sáng kiến công nghiệp được công bố vào tháng 2 năm 2012 nhằm thực hiện theo các khuyến cáo  của NRC. Sáng kiến này bao gồm việc mua thêm các thiết bị cầm tay ngoài địa điểm tại mỗi cơ sở hạt nhân của Mỹ. Thiết bị mới sẽ được lưu giữ tại các địa điểm khác nhau và được bảo vệ để đảm bảo rằng nó có thể được sử dụng nếu các hệ thống khác bao gồm chiến lược an toàn nhiều lớp của một cơ sở bị tổn hại.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2984&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

Online: 4
Số lượt truy cập: 9721325
Lên đầu trang
SSL