Trong bất kỳ ngành kinh doanh dựa trên công nghệ nào cũng vậy, trước tiên phải có các nhà khoa học khám phá các bí mật của thiên nhiên, sau đó các kỹ sư sử dụng kiến thức đó, thiết kế ra các sản phẩm mới mà đến một lúc nào đó chúng ta không thể sống nếu thiếu chúng. Không có các nhà khoa học thì không có tiến bộ về công nghệ. Không có các kỹ sư thì không có sản phẩm. Một trong những thách thức lớn nhất đối với một công ty dựa trên công nghệ là phải tập trung đầu tư vào nghiên cứu và phát triển vào những lĩnh vực tiềm năng nhất. Đây cũng chính là trường hợp của ngành điện hạt nhân Mỹ.
Bài báo tóm lược và so sánh những ưu điểm của một số hệ thống điện hạt nhân đang được phát triển và cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý và được đầu tư. Để hình dung được mức độ ác liệt trong cạnh tranh, hãy so sánh các con số sau: Trong năm 2007, Microsoft đã chi trên 7 tỉ USD vào nghiên cứu và phát triển để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường dịch vụ trực tuyến đang bắt đầu nở rộ, với kỳ vọng sau này sẽ thu được khoản lợi nhuận gấp nhiều lần; ngân sách của Bộ Năng lượng Mỹ dành cho “khoa học và công nghệ” trong năm tài chính đó là 3,9 tỉ USD.
Thế hệ tiếp theo
Hiện nay trên thế giới có ba thế hệ các hệ thống điện hạt nhân đang vận hành, các thế hệ này bắt nguồn từ những mẫu thiết kế ban đầu được phát triển để sử dụng trên tàu biển từ cuối những năm 1940 (xem hình 1). Thế hệ I bao gồm những nguyên mẫu ban đầu lò phản ứng hạt nhân từ những năm 1950 và 1960, ví dụ như Shippingport (1957 -1982), Dresden-1 (1960 -1978), và Calder Hall-1 (1956-2003) ở Vương quốc Anh. Chỉ có hai nhà máy vận hành thương mại thuộc thế hệ I vẫn còn hoạt động, thuộc sở hữu của British Nuclear Group, mà theo kế hoạch sẽ đóng cửa trong năm nay (2008).
Hình 1. Quá trình phát triển của lò phản ứng hạt nhân. Trên hai chục lò phản ứng thế hệ III+ dựa trên năm công nghệ khác nhau đã được lập kế hoạch ở Mỹ. Các lò phản ứng thế hệ IV của Mỹ theo dự kiến sẽ được đưa ra thị trường vào khoảng năm 2030.
Các hệ thống thế hệ II bắt đầu vận hành vào những năm 1970 và bao gồm phần lớn trong số trên 400 lò phản ứng vận hành thương mại kiểu nước dưới áp lực (PWR) và kiểu nước sôi (BWR). Các lò phản ứng này, thường được gọi là lò phản ứng nước nhẹ (LWR), sử dụng các phương pháp an toàn “chủ động” truyền thống bao gồm các tác động điện hoặc cơ khí thực hiện theo lệnh. Một số hệ thống theo thiết kế còn vận hành kiểu thụ động (ví dụ, sử dụng van giảm áp) và làm việc không cần đến người điều khiển hoặc mất nguồn điện tự dùng.
Thời gian là tiền bạc
Một số không nhiều các nhà máy thế hệ III đã được xây dựng. Dễ thấy nhất là lò BWR tiên tiến đã được đưa vào vận hành năm 1996. Hiện nay ở Mỹ chưa có lò nào được đưa vào hoạt động, mặc dầu danh mục mà Uỷ ban điều tiết hạt nhân Mỹ (Nuclear Regulatory Commission – NRC) đưa ra có tới hai tá đang xếp hàng để được chứng nhận. Tất cả các thiết kế lò phản ứng đề xuất đang được NRC xem xét đều được coi là thiết kế thế hệ III+: Lò phản ứng nước dưới áp lực cấp tiến của công ty Areva (EPR), lò tinh giản cải tiến BWR hoặc ESBWR của công ty GE, lò APR 1000 sửa đổi của Westinghouse, và lò tiên tiến PWR hoặc ABWR của Mitsubishi Heavy Industries.
Các ví dụ duy nhất về thiết kế lò phản ứng thế hệ III đang vận hành là sáu lò ABWR, trong đó có bốn chiếc tại Nhật Bản. Công ty Hitachi đã hoàn chỉnh hết sức kỹ lưỡng các qui trình xây dựng trong quá trình xây dựng các lò phản ứng Nhật Bản. Ví dụ Tổ máy 7 Kashiwazaki Kariwa động thổ ngày 1 tháng 7/1993, đạt trạng thái tới hạn vào ngày 1 tháng 11/1996, và bắt đầu vận hành thương mại ngày 2 tháng 7/1997, tức là 4 năm và 1 ngày sau khi xúc xẻng đất đầu tiên. Nếu như trong những năm tới, ngành năng lượng hạt nhân Mỹ chấp nhận kỹ thuật xây dựng của Hitachi thì có thể tiết kiệm được bao nhiêu tỉ đô la và cả thời gian nữa.
Không thể chối cãi là cả ba thế hệ lò phản ứng hạt nhân đầu tiên đều thành công về kinh tế, sau khi đã phải chịu những khó khăn ngày càng lớn về yêu cầu độ tin cậy quá cao trong thời gian đầu tồn tại. Theo Viện Năng lượng hạt nhân thì trong năm 2006, các nhà máy điện hạt nhân Mỹ đã cung cấp sản lượng điện cao, đứng thứ hai trong lịch sử của ngành, đồng thời giá thành sản xuất điện năng trung bình đạt mức thấp kỷ lục là 1,66 cent/kWh. Trên thực tế, trong 8 năm qua, giá thành sản xuất điện luôn thấp hơn 2 cent/kWh, trong khi đó hệ số công suất lại luôn cao hơn 90%. Hơn nữa, việc nâng cao hiệu suất vận hành trong 10 năm qua đã mang lại kết quả tương đương với gần 20 nhà máy điện hạt nhân mới.
Bảng 1. Các đặc tính và thông số vận hành của sáu hệ thống lò phản ứng thế hệ IV đang được phát triển | ||||||||
|
Phổ nơtron |
Chất làm mát |
Nhiệt độ, oC |
Áp suất a |
Nhiên liệu |
|
Công suất (MW) |
Sản phẩm |
Lò phản ứng nhanh làm mát bằng khí |
Nhanh |
Hêli |
850 |
Cao |
U-238b |
Kín, tại chỗ |
288 |
Điện, hyđro |
Lò phản ứng nhanh làm mát bằng chì |
Nhanh |
Pb-Bi |
550-800 |
Thấp |
U-238b |
Kín, trong khu vực |
50-150, 300-400, 1.200 |
Điện, hyđro |
Lò phản ứng muối nóng chảy |
Trên nhiệt |
Muối florua |
700-800 |
Thấp |
UF trong muối |
Kín |
1.000 |
Điện, hyđro |
Lò phản ứng nhanh làm mát bằng natri |
Nhanh |
Natri |
550 |
Thấp |
U-238 cộng với nhiên liệu ôxit hỗn hợp |
Kín |
150-500, 500-1.500 |
Điện |
Lò phản ứng làm mát bằng nước siêu tới hạn |
Nhiệt hoặc nhanh |
Nước |
510-550 |
Rất cao |
UO2 |
Hở (nhiệt), kín (nhanh) |
1.500 |
Điện |
Lò phản ứng nhiệt độ rất cao |
Nhiệt |
Hêli |
1.000 |
Cao |
UO2 (lăng trụ hoặc viên) |
Hở |
250 |
Điện, hyđro |
Các hệ thống thế hệ III và III+ bắt đầu phát triển trong những năm 1990, dựa trên kinh nghiệm của các đội ngũ các lò LWR của Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Có lẽ cải tiến đáng kể nhất so với các thiết kế thế hệ thứ hai, đó là việc đưa vào các đặc điểm an toàn “thụ động”, không đòi hỏi điều khiển chủ động hoặc sự can thiệp của người vận hành; thay vào đó, các thiết kế này dựa vào trọng lực hoặc đối lưu tự nhiên để giảm nhẹ tác động của các sự kiện bất thường. Đặc điểm này, bên cạnh các yếu tố khác, sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xét duyệt lò phản ứng, và nhờ vậy, rút ngắn lịch trình xây dựng. Một khi được đưa vào vận hành, chắc chắn các nhà máy sử dụng các lò phản ứng thế hệ III và III+ sẽ đạt được mức đốt kiệt nhiên liệu cao hơn (giảm tiêu thụ nhiên liệu và giảm chất thải tạo ra) và sẽ vận hành tới 60 năm.
Thế hệ sau nữa: Các phương án
Các nhà khoa học hạt nhân đã nhường việc thực hiện các thiết kế thế hệ III+ kiểu thép và bê tông cho các kỹ sư và chuyển sang phát triển các phương án hạt nhân “thế hệ tiếp sau nữa”, thường được gọi là lò phản ứng thế hệ IV.