Tuy nhiên, trong bối cảnh thiếu năng lượng điện hiện nay, nhất là ở các nước đang phát triển, thì năng lượng hạt nhân vẫn còn là một lựa chọn chính. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng không thể tìm ra một giải pháp nào nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trên toàn cầu đang gia tăng hiện nay mà không sử dụng năng lượng hạt nhân.
Nhìn lại lịch sử của điện hạt nhân chúng ta sẽ thấy những thăng trầm của nguồn năng lượng này. Giai đoạn những năm 1950 - 1960 là giai đoạn khởi đầu, khi công nghệ chưa được thương mại hoá. Điện lần đầu tiên được sản xuất bằng năng lượng hạt nhân vào ngày 20/12/1951 tại Lò thử nghiệm EBR-1 của Mỹ và thắp sáng được bốn bóng đèn. Tổ máy hạt nhân đầu tiên là lò graphit nước nhẹ 5 MW tại Obninsk của Nga, bắt đầu hoạt động năm 1954 và ngừng hoạt động ngày 30/4/2002. Calder hall tại Anh là nhà máy điện hạt nhân quy mô công nghiệp đầu tiên trên thế giới bắt đầu vận hành năm 1956 và đóng cửa tháng 3 năm 2003. Phát triển điện hạt nhân chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển khoa học công nghệ và xây dựng tiềm lực hạt nhân bảo đảm an ninh quốc gia. Giai đoạn 1970 - 1980, nhiều quốc gia đẩy nhanh tốc độ phát triển điện hạt nhân khi công nghệ đã được thương mại hoá cao và do khủng hoảng dầu mỏ. Tỷ trọng điện hạt nhân toàn cầu tăng gần hai lần, từ 9% lên 17%. Lò Unterwesr 1.350 MW ở Đức bắt đầu sản xuất điện từ năm 1978 và đến nay tổng sản lượng điện là 221,7 tỷ kWh, nhiều hơn so với bất kỳ lò nào khác. Bước vào thập niên 80 và 90, sau sự cố Chernobyl, sự phản đối của công chúng, các yếu tố chính trị và sự cạnh tranh yếu về kinh tế do các yêu cầu về an toàn đòi hỏi phải cao hơn đã làm cho tốc độ xây dựng điện hạt nhân giảm mạnh, một số nước có chủ trương loại bỏ điện hạt nhân như Đức và Thuỵ Điển.
Giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI, khi an ninh năng lượng có ý nghĩa quyết định và công nghệ điện hạt nhân ngày càng được hoàn thiện nên xu hướng phát triển điện hạt nhân đã có những thay đổi tích cực. Trên thế giới hiện có hơn 440 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung cấp khoảng 16% (2.574 tỷ kWh) sản lượng điện và khoảng 30 lò phản ứng đang được xây dựng.
Pháp, một quốc gia không có khu dự trữ dầu lửa lớn nào, đã trở thành nước sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới. Năm 1974, để đối phó với cuộc khủng hoảng dầu lửa, Chính phủ Pháp đã kết luận rằng, giới chuyên gia khoa học Pháp cần phải sử dụng năng lượng hạt nhân làm nguồn cung cấp năng lượng chính. Hiện nay tại Pháp 75% nhu cầu năng lượng được thoả mãn bằng năng lượng hạt nhân, lớn hơn rất nhiều so với các nước khác trong EU. Những người ủng hộ năng lượng hạt nhân cho rằng Pháp, nước xuất khẩu điện lớn nhất thế giới, cũng là một nước có giá bán lẻ điện rẻ nhất Tây Âu. Tuy nhiên, những người phản đối vấn kiên quyết rằng những hiểm hoạ liên quan đến uranium được làm giàu và sản phẩm phụ của nó (plutonium) lớn hơn rất nhiều so với các lợi ích kinh tế.
Mặc dù xu hướng chung trên thế giới là tăng sử dụng điện hạt nhân, nhưng ở một số nước phát triển thì lại có xu hướng giảm điện hạt nhân. Một số quốc gia như Italia tự gọi mình là đất nước không có hạt nhân. Áo và Đan Mạch thậm chí đã cam kết không sử dụng nguồn năng lượng này dưới bất kỳ hình thức nào. Ở Đức, một số đảng đã kêu gọi gia hạn cho việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân tới sau năm 2021. Năm 1980 Thuỵ Điển đã cam kết huỷ bỏ nhà máy điện hạt nhân của mình vào năm 2010. Ngược lại, "Tầm nhìn 2020" của Mỹ về phát triển điện hạt nhân đã đề nghị tăng 10.000 MW cho 104 nhà máy điện hạt nhân hiện có. Cách đây hai năm, Chính quyền của Tổng thống Bush lo ngại về sự phụ thuộc vào dầu lửa Trung Đông nên đã phát động chiến dịch nhằm khuyến khích các trung tâm nghiên cứu hạt nhân nguyên tử xây dựng một thế hệ các lò phản ứng hạt nhân mới vào cuối thập kỷ này. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về tài chính nhưng vẫn có cơ hội cho các phát kiến mới được thành công. Nước Anh quay trở lại phát triển điện hạt nhân do thiếu hụt năng lượng,
Xu hướng gia tăng điện hạt nhân là tín hiệu tốt đối với các công ty sản xuất và kinh doanh điện hạt nhân. Các nhà máy quản lý hạt nhân của Mỹ đã tăng thời hạn thêm 20 năm cho các giấy phép hoạt động 40 năm của các lò phản ứng hạt nhân đã được cấp vào những năm 70 và 80. Đó là một tin tốt với công ty điện hạt nhân lớn của Mỹ như General Electric (GE). Điều này làm nóng thêm thị trường điện hạt nhân của các công ty lớn, như Areva (Pháp). Areva là tập đoàn đang dẫn đầu trên thị trường điện hạt nhân. Areva đã chiếm tới 50% số lượng lò phản ứng hạt nhân được bán ra ở Mỹ. Areva và British Nuclear Fuels là hai công ty phương Tây lớn nhất ở Mỹ. Tầm quan trọng của Mỹ đối với Areva được phản ánh trong bản báo cáo tài chính của tập đoàn này, trong đó chỉ rõ mức tăng lợi nhuận ròng năm ngoái là 62% trương ứng với 467 triệu USD trong tổng doanh thu bán hàng là 9,9 tỷ USD. Hiện nay, Mỹ chiếm 19% mức lợi nhuận của Areva từ năng lượng hạt nhân. Areva chiếm 22% thị trường khai thác uranium trên thế giới, 35% thị trường sản xuất nhiên liệu, 20% các dịch vụ bán hàng và xây dựng lò phản ứng hạt nhân và gần 2/3 vụ giao dịch thương mại về tái tạo hạt nhân và phế thải. Areva đang vượt trước các đối thủ của mình (GE và British Nuclear Fuels) trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Nga có Công ty Minatom nổi trội về sản xuất hạt nhân, nhưng từ khi có vụ
Việc phục hồi năng lượng hạt nhân được hỗ trợ bởi các dự án về nhu cầu năng lượng trong tương lai. OECD dự đoán rằng nhu cầu về điện trên toàn thế giới sẽ tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Những người ủng hộ năng lượng hạt nhân cho rằng không thể loại trừ năng lượng hạt nhân ra khỏi các chiến lược để đối phó với những biến động, bởi vì nhiên liệu hoá thạch truyền thống và các nguồn năng lượng tái táo (như năng lượng mặt trời và năng lượng gió), không thể đáp ứng được nhu cầu. Luận điểm này đặc biệt xác đáng đối với các nước phương Tây vốn tiêu thụ nhiều điện năng, năng lượng nguyên tử chiếm tới 20% lượng điện hằng năm của Mỹ. Hiển nhiên là có nhiều rào cản phải vượt qua, như mức giá cao khi xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới. Ông Oeter Fraser, một chuyên gia năng lượng hạt nhân thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) cho biết "ngay lúc này nền kinh tế năng lượng hạt nhân trong hầu hết các thị trường không được so sánh một cách thoả đáng với các lựa chọn khác. Ngày càng có nhiều nước chuẩn bị tiến hành kế hoạch của họ vì họ đang theo đuổi mục đích tự cung cấp năng lượng".
Bên cạnh việc đáp ứng tốt nhu cầu về điện, điện hạt nhân còn góp phần giải quyết vấn đề môi trường. Các dạng nhiên liệu hoá thạch truyền thống phát thải một khối lượng lớn các khí gây ô nhiễm môi trường và các khí gây hiệu ứng nhà kính, như khí SO2, CO2... Trong khi đó, điện hạt nhân là nguồn năng lượng sạch, không phát thải khí có hiệu ứng nhà kính, không hề có khí CO2 và cũng không hề có bụi.
Theo TTQLNĐ