Hai lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân ở phía Nam Texas, cách Houston về phía Tây Nam một giờ, năm ngoái đã sản xuất được 21.37 tỷ kwh. Tới năm 2015 chủ nhân chính của nó, công ty điện hạt nhân này hy vọng sẽ nâng công suất lên ít nhất hai lần nếu họ được cấp phép xây dựng thêm hai lò phản ứng nữa tại đó. Công ty này đã nhận được giấy phép thứ nhất cho nhà máy điện hạt nhân mới- hai lò phản ứng nước sôi hiện đại - trong vòng 30 năm trở lại đây.
"Đây là một ngày mới đối với ngành năng lượng ở Mỹ," David Cranne, chủ tịch NRG, đã nói như vậy sau khi đánh dấu vào hồ sơ dự án. Công nghệ điện hạt nhân tiên tiến chỉ là một lựa chọn có thể chấp nhận được hiện nay so với công nghệ sản xuất nhiệt điện truyền thống, cho phép sản xuất điện không khí thải," bao gồm cả khí thải nhà kính- tác nhân của tình trạng thay đổi khí hậu.
Được sự hậu thuẫn của Nhà trắng và những người đứng đầu Quốc hội - và những khoản hỗ trợ khoảng 500 triệu đô la bảo hiểm rủi ro từ cơ quan năng lượng Mỹ- nền công nghiệp điện hạt nhân đang chứng kiến sự hồi sinh ở Mỹ.
29 lò phản ứng hạt nhân mới có thể được bổ sung thêm vào đội ngũ những lò phản ứng hạt nhân ở Mỹ hiện có là 104, theo Bill Borchardt, Giám đốc Văn phòng các lò phản ứng hạt nhân mới thuộc Ủy ban Pháp chế hạt nhân. "Tình hình hiện nay có sự khác biệt căn bản so với trước đây vào những năm 1970," ông này cho biết thêm.
Dự án Miền Nam Texas là lò phản ứng hạt nhân thứ nhất ở vùng xa xôi mặc dù nó chỉ đơn giản là lấp đầy kế hoạch khu vực đối với 4 lò phản ứng hạt nhân tại đây. NRC cho rằng sự hiện đại hoá những thiết bị hiện có bao gồm phần lớn các nhà máy điện hạt nhân mới, tất cả nhưng chỉ có một - một nhà máy điện ở gần
Lò phản ứng hạt nhân không hoạt động ở Browns Ferry thuộc miền Bắc Alabama đã được khởi động lại vào tháng 5 kể từ sau khi bị đóng cửa suốt 22 năm qua do những vấn đề vận hành của chủ nhà máy.
Việc hoàn thành xây dựng lò phản ứng hạt nhân thứ hai tại nhà máy điện hạt nhân Watts Bar gần Chattanooga ở Tennessee cũng bắt đầu trở lại.TVA dự kiến sẽ kết thúc công việc xây dựng vào năm 2013 với giá thành 2.49 tỷ đô la. Cặp lò phản ứng hạt nhân trước kia ở đây phải mất 23 năm xây dựng với giá thành tổng cộng gần 7 tỷ đô la, theo TVA.
Sự kéo dài chậm trễ và tốn kém đó và những sự cố hạt nhân ở đảo Three Mile vào năm 1979 và ở Chernobyl vào năm 1986- đã giúp loại bỏ đợt sóng đầu tiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ. Sự hồi sinh hiện nay không phải là không có những tranh cãi: một số nhà môi trường phản đối việc xây dựng mới, cho rằng tất cả những rủi ro tiềm tàng liên quan đến điện hạt nhân vẫn còn đó. "Những vấn đề của điện hạt nhân - giá cao, sự đe doạ về an ninh và chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài- vẫn chưa được giải quyết, ông Tyson Slocum, Giám đốc chương trình điện dân dụng công cộng, nói. " Càng nhiều lò phản ứng hạt nhân sẽ càng gia tăng những vấn đề đó".
Thực tế, chỉ có một điều trong cuộc tranh luận này là sự chấp nhận ngày càng tăng đối với điện hạt nhân như là một nguồn năng lượng lựa chọn so với nhiệt điện, thứ điện năng bị cảnh báo là gây nên hiệu ứng nhà kính. "Nếu chúng ta không thận trọng đối với việc xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân mới trên khắp thế giới thì nghĩa là chúng ta cũng không nghiêm túc đối với vấn đề thay đổi khí hậu, James Rogers, giám đốc nhà máy điện ở miền bắc
Các nhà phê bình, chẳng hạn như ông Amory Lovins ở Viện Rocky Mountain, một nhà nghiên cứu năng lượng chuyên sâu có tính toán rằng năng lượng hạt nhân là giải pháp phức tạp và nguy hiểm, không thể so được với những nguồn năng lượng điện an toàn hơn và tạo ra ít khí thải hơn như năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh học... và lại không cần sự hỗ trợ của nhà nước.
Tuy nhiên, có những quan điểm khẳng định rằng nếu Mỹ và các nước khác tiếp tục dựa vào các nhà máy điện lớn và nhu cầu điện năng tiếp tục tăng cao thì việc giải phóng uranium là sự lựa chọn hiệu quả nhất để đun sôi một lượng nước lớn nhằm tạo ra năng lượng hơi nước làm quay tuôcbin - bằng cách đó sẽ sản xuất ra lượng điện năng lớn nhất.
Tổ chức Quốc tế liên chính phủ về thay đổi khí hậu, một tổ chức quốc tế của các nhà khoa học, các nhà kinh tế và các chuyên gia khác, đã nhận định trong một báo cáo về tình trạng biến đổi khí hậu thế giới đưa ra hồi đầu năm nay rằng "năng lượng điện hạt nhân... có thể có đóng góp ngày càng tăng đối với nguồn điện năng không tạo ra carbon và có thể là nguồn năng lượng của tương lai." Tuy nhiên, các chuyên gia này chỉ dự tính lượng điện hạt nhân sẽ chiếm vào khoảng 18% tổng lượng điện được sản xuất trên toàn thế giới vào năm 2030 trong một kịch bản giảm thiểu lượng khí thải, cỡ vào khoảng 16% so với hiện nay.
Để đạt được tỷ lệ lượng điện năng cần thiết của thế giới, tuy nhiên, sẽ đòi hỏi phải xây dựng ít nhất 50 nhà máy điện hạt nhân mới, không bao gồm việc thay thế các nhà máy điện hạt nhân hiện đang tồn tại, trong vòng 23 năm tới. NRG kêu gọi xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới dựa trên nền công nghệ của GE và hiện đã đang được vận hành tại
Các dự án của công ty sẽ tiêu tốn sáu tỷ USD để xây dựng hai lò phản ứng mới đó và hy vọng sẽ có được lò thứ nhất (online) vào năm 2014, với việc NRC hoàn thiện đánh giá thiết kế vào năm 2010. NRC sẽ xem xét lần thứ nhất tập hồ sơ dầy cộp trong vòng hai tháng tới, Scott Burnel, người phát ngôn của NRC, đã nói vậy. "Dự tính của Ban giám đốc cho rằng đánh giá kỹ thuật tổng thể sẽ mất khoảng hai năm rưỡi," ông này nói thêm.
Tuy nhiên, dự án này cũng phải vượt qua được một số vấn đề nữa, trong đó có cả vấn đề còn thiếu sự điều tra về kỹ thuật và lao động cũng như khả năng vận hành ở Mỹ, đồng thời không thể bỏ qua quan điểm tiềm ẩn của công chúng. Công ty này đã bỏ ra 40 triệu USD cho việc chuẩn bị hồ sơ dự án và thẻ ghi giá tiền sẽ lên đến hơn 100 triệu USD. Thành hay bại cũng có thể chỉ từ khâu chuẩn bị ban đầu. Dù sao thì bước đi đầu tiên trên con đường quay trở lại với điện hạt nhân ở Mỹ đã chính thức khởi động
Theo BaoKhoahoc&phattrien, 05/10/2007