IAEA sẽ chuyển thiết bị phát hiện quan trọng tới các quốc gia trong cuộc chiến chống lại COVID-19
16:04 06/04/2020: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đang gửi một lô thiết bị đầu tiên tới hơn 40 quốc gia cho phép họ sử dụng kỹ thuật có nguồn gốc hạt nhân để phát hiện nhanh virus corona gây ra COVID-19. Hỗ trợ khẩn cấp này là một phần trong phản ứng của IAEA, đối với các yêu cầu hỗ trợ từ khoảng 90 quốc gia thành viên trong việc kiểm soát số lượng lây nhiễm ngày càng tăng trên toàn thế giới. Thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho sáng kiến này, một số quốc gia đã công bố những đóng góp tài trợ lớn cho những nỗ lực của IAEA, trong việc giúp đấu tranh với đại dịch.
Hàng chục phòng thí nghiệm ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và Caribbean sẽ nhận được máy chẩn đoán và bộ kit, thuốc thử và vật tư phòng thí nghiệm để tăng tốc độ phát hiện virus của quốc gia, điều rất quan trọng trong việc ngăn chặn dịch. Họ cũng sẽ nhận được nguồn cung cấp về an toàn sinh học, như thiết bị bảo vệ cá nhân và tủ thí nghiệm để phân tích an toàn các mẫu được thu thập. Dự kiến trong tuần tới sẽ cung cấp thêm thiết bị cho số lượng ngày càng tăng của các quốc gia đang tìm kiếm hỗ trợ ​​.
“Các nhân viên của IAEA đang làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng thiết bị quan trọng này được cung cấp nhanh nhất có thể ở nơi cần thiết nhất. Cung cấp hỗ trợ này cho các quốc gia là ưu tiên tuyệt đối cho Cơ quan.” Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi cho biết
IAEA đang sử dụng các nguồn lực của riêng mình cũng như các tài trợ bên ngoài cho hỗ trợ COVID-19 khẩn cấp. Cho đến nay, các quốc gia thành viên đã công bố hơn 9,5 triệu euro đóng góp tài chính thêm cho IAEA đối với mục đích này, bao gồm 6 triệu đô la Mỹ từ Hoa Kỳ, 5 triệu đô la Canada từ Canada và 500.000 euro từ Hà Lan. Úc cũng đã đóng góp quan trọng. Ngoài ra, Trung Quốc đã thông báo cho IAEA về việc quyên góp thiết bị phát hiện, bộ dụng cụ, thuốc thử và các vật liệu y tế khác trị giá 2 triệu USD và cung cấp các đoàn chuyên gia.
“Tôi rất biết ơn các Chính phủ Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Hà Lan và Úc vì những đóng góp của họ, ông Grossi nói. Tôi khuyến khích các nước khác đóng góp cho nỗ lực này để chúng tôi có thể tiếp tục đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu ngày càng tăng từ các quốc gia thành viên của chúng tôi.”
Sau cuộc điện đàm vào tuần trước với Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus, ông Grossi cho biết IAEA đang có hành động cụ thể và phối hợp để hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu chống lại đại dịch. IAEA hiện cũng là thành viên của Nhóm quản lý khủng hoảng của Liên Hợp Quốc về COVID-19.
Lô vật tư đầu tiên, trị giá khoảng 4 triệu euro, sẽ giúp các quốc gia sử dụng kỹ thuật được gọi là phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược thời gian thực (RT-PCR thời gian thực). Đây là kỹ thuật trong phòng thí nghiệm nhạy nhất hiện nay để phát hiện virus. Phương pháp khuếch đại DNA có nguồn gốc hạt nhân ban đầu sử dụng các dấu hiệu đồng vị phóng xạ để phát hiện chất di truyền từ virus trong mẫu. Ngày nay, việc tinh chỉnh kỹ thuật này đã dẫn đến việc sử dụng phổ biến hơn các dấu hiệu huỳnh quang.
“RT-PCR thời gian thực là một phương pháp được thiết lập và chính xác để phát hiện mầm bệnh” Ivancho Naletoski, cán bộ kỹ thuật tại Phòng kỹ thuật hạt nhân trong thực phẩm và nông nghiệp của Tổ FAO/IAEA cho biết, “chúng tôi đã thấy số lượng yêu cầu của Quốc gia thành viên được hỗ trợ để thực hiện các thử nghiệm như vậy nhiều hơn gấp đôi trong hai tuần qua. Các phòng thí nghiệm sẽ nhận được bộ dụng cụ chẩn đoán và phụ kiện cần thiết cho việc phân tích, thiết bị và dụng cụ bảo hộ dùng một lần để phát hiện phân tử của bộ gen virus cụ thể này”.
Trong những tuần gần đây, IAEA, phối hợp với FAO, đã cung cấp hướng dẫn về phát hiện coronavirus cho 124 chuyên gia phòng thí nghiệm ở 46 quốc gia thành viên thông qua VETLAB, một mạng lưới các phòng thí nghiệm thú y ở châu Phi và châu Á do hai tổ chức thành lập ban đầu để chống lại bệnh gia súc rinderpest (dịch tả trâu bò). Sự hỗ trợ bao gồm việc cung cấp Quy trình hoạt động tiêu chuẩn để xác định virus theo khuyến nghị của WHO. VETLAB giúp các quốc gia tham gia cải thiện việc phát hiện sớm các bệnh động vật xuyên biên giới và bênh lây từ động vật sang người, như Ebola và COVID-19.
TTĐT, theo IAEA
Tin bài khác
Online: 70
Số lượt truy cập: 10300860
Lên đầu trang
SSL