Bài giảng về tương tác bức xạ với vật chất
00:12 01/11/2005: Dạng bức xạ liên quan chủ yếu khoá học này là bức xạ ion hoá. Sự bức xạ ion hoá được định nghĩa như sau: khi một hạt hoặc một tia bất kỳ có đủ năng lượng để bứt các điện tử từ các nguyên tử hoặc các phân tử. Tuy nhiên, để hiểu một cách đầy đủ sự tương tác của bức xạ ion hoá với vật chất thì điều quan trọng là phải hiểu quá trình ion hoá của chính nó.

TƯƠNG TÁC BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT

 

1. Sự ion hoá.

Dạng bức xạ liên quan chủ yếu khoá học này là bức xạ ion hoá. Sự bức xạ ion hoá được định nghĩa như sau: khi một hạt hoặc một tia bất kỳ có đủ năng lượng để bứt các điện tử từ các nguyên tử hoặc các phân tử. Tuy nhiên, để hiểu một cách đầy đủ sự tương tác của bức xạ ion hoá với vật chất thì điều quan trọng là phải hiểu quá trình ion hoá của chính nó.

Như đã biết về cấu trúc của vật chất, nguyên tử gồm có một hạt nhân chứa các hạt tích mang điện dương (proton) và các hạt không mang điện tích (nơtron) các hạt này còn được gọi là các nucleon. Các hạt tích điện âm (điện tử) chuyển động theo quĩ đạo xung quanh hạt nhân. Một nguyên tử không mang điện có số điện tích âm bằng số điện tích dương và do đó số proton bằng số điện tử. Khi bức xạ ion hoá tương tác với các nguyên tử thì nó có thể cho các điện tử quĩ đạo nhận thêm năng lượng. Năng lượng thêm này cho phép một số điện tử có đủ năng lượng thắng được sức hút của hạt nhân, tự do hãm quĩ đạo của chúng và rời khỏi nguyên tử (xem hình 1).

 

Online: 6
Số lượt truy cập: 10305209
Lên đầu trang
SSL