Nâng cao công tác quản lý nguồn phóng xạ kín không sử dụng tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
11:11 08/11/2017: Việc thiết lập và thực hiện các biện pháp kiểm soát từ đầu đến cuối các nguồn phóng xạ là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong việc bảo đảm quản lý nguồn phóng xạ một cách toàn diện.
Việc thiết lập và thực hiện các biện pháp kiểm soát từ đầu đến cuối các nguồn phóng xạ là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong việc bảo đảm quản lý nguồn phóng xạ một cách toàn diện. 35 vị đại biểu từ các tổ chức quản lý chất thải và cơ quan pháp quy của 16 nước thành viên IAEA trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tham dự khóa đào tạo khu vực về chủ đề này tại Tehran từ 7-11/10/2017 do IAEA cùng với Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Iran thông qua Tổ chức Năng lượng Nguyên tử của Iran (AEOI) và Công ty Quản lý chất thải hạt nhân Iran phối hợp tổ chức. Khóa học mang đến cho học viên cái nhìn tổng quát về phương pháp quản lý an toàn nguồn phóng xạ kín không sử dụng (DSRS).
 Mục đích chính của khóa học là hướng dẫn cho học viên phương pháp quản lý nguồn DSRS, cũng như luận chứng thực tế và hướng dẫn thực hành tháo dỡ thiết bị, loại bỏ nguồn và điều kiện hóa các  nguồn DSRS loại 3, 4 và 5. Chủ đề của khóa học bao gồm các nội dung về vòng đời của nguồn phóng xạ, phân loại nguồn và quy trình kỹ thuật để điều kiện hóa nguồn phóng xạ. Trong khóa học, họ được quan sát hoạt động thực tế về việc điều kiện hóa nguồn tại Công ty quản lý chất thải hạt nhân Iran, nơi mà các chuyên gia nước này thực hiện quy trình điều kiện hóa nguồn nói trên.
Cùng với các chuyên gia IAEA, các học viên đã xem xét và thảo luận những vấn đề khác nhau về quản lý nguồn DSRS loại 3, 4 và 5, và đưa ra các khuyến nghị cần thiết để thực hiện. Các học viên cũng thảo luận về kho lưu giữ các thiết bị chứa nguồn phóng xạ cũng như chia sẻ kinh nghiệm quốc gia của họ trong việc quản lý an toàn các thiết bị này khi không còn sử dụng. Việc tháo dời nguồn phóng xạ ra khỏi thiết bị, lưu giữ và xử lý chúng như thế nào là những vấn đề chính được đưa ra trong buổi thảo luận. Sau đó các học viên chia nhóm và thực hành hoạt động điều kiện hóa nguồn thực tế.
Thông qua chương trình hợp tác kỹ thuật, IAEA thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo như vậy tại các quốc gia thành viên. Khóa đào tạo này diễn ra trong khuôn khổ dự án IAEA TC- RAS9085 về “Tăng cường cơ sở hạ tầng quản lý chất thải phóng xạ tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.”
Trung tâm TTĐT- Theo IAEA
Tin bài khác
Online: 88
Số lượt truy cập: 10295851
Lên đầu trang
SSL