Bức xạ ion hoá giúp bảo quản các đồ tạo tác văn hoá
14:02 03/11/2017: Xác ướp Ramses II của Ai Cập, các biểu tượng tại các nhà thờ Orthodox từ Romania và các bức tượng bằng đồng cổ từ Croatia là các đồ tạo tác văn hoá được phục hồi với sự trợ giúp của công nghệ bức xạ. Công nghệ bức xạ có thể được sử dụng để khôi phục và duy trì các đồ tạo tác vì lợi ích của thế hệ tương lai mà không gây ra thiệt hại nào đáng kể, Sunil Sabharwal, một chuyên gia về xử lý bức xạ của IAEA nhấn mạnh.
Theo truyền thống, các phương pháp hóa học và vật lý đã được sử dụng để xử lý và phục hồi đồ tạo tác, nhưng chúng có những hạn chế và giới hạn, Sabharwal nói. Các phương pháp hoá học có thể để lại các chất không mong muốn trong hoặc trên các đồ vật, có thể gây hại sau này cho người phục hồi hoặc môi trường, trong khi phương pháp vật lý có thể làm hỏng chính bản thân đồ vật.
Ngược lại, sử dụng bức xạ không để lại bất kỳ dấu vết nào trên đồ vật được xử lý hoặc không có bất kỳ gây hại nào. Nó cũng không làm cho các đồ vật bị nhiễm xạ.
Một trong những phương pháp hiện nay là bức xạ toàn cảnh tia gamma, đây là một kỹ thuật khử trùng thường được sử dụng để tiêu diệt các chất gây ô nhiễm của côn trùng và vi khuẩn. Kỹ thuật này sử dụng một nguồn phóng xạ làm thay đổi hóa học trong ADN của các sinh vật này và khử hoạt tính của chúng, mà không gây ra bất kỳ sự thay đổi vật lý hay hóa học trong các vật thể.
Xử lý bức xạ các đồ tạo tác văn hoá thường gồm có ba phần:
- Xác định đặc điểm, ​​là quá trình kiểm tra và xác định các đặc tính khác nhau của một hiện vật di sản văn hoá, chẳng hạn như nguồn gốc, tuổi và các vật liệu được sử dụng;
- Củng cố, là quá trình đưa vào các vật liệu thẩm thấm sâu để tái lập mối liên kết giữa các hạt của các vật bị hỏng; và
- Bảo quản.
Việc sử dụng công nghệ bức xạ để xác định đặc điểm đã có từ hàng thập kỷ nay và đây là một chủ đề quen thuộc đối với nhiều người", Sabharwal nói. Nhưng không có tài liệu nào nói một cách toàn diện về việc sử dụng công nghệ bức xạ để củng cố và bảo quản, ông nói.
IAEA vừa xuất bản một ấn phẩm để lấp những khoảng trống kiến ​​thức này. Ấn phẩm “Sử dụng bức xạ i-ông hoá để bảo tồn di sản văn hoá hữu hình” nhấn mạnh việc áp dụng công nghệ bức xạ để khử trùng và phục hồi các đồ tạo tác di sản văn hoá và đưa ra khuyến cáo và gợi ý cho các nhà công nghệ bức xạ có ý định hợp tác với các nhà bảo tàng, nhà phục chế, sử gia và các nhà khảo cổ học về việc sử dụng công nghệ tiên tiến này.
Ấn phẩm này giới thiệu toàn diện về công nghệ xử lý bức xạ nhằm phục hồi và bảo tồn di sản văn hoá, bao gồm tổng quan về các kỹ thuật bức xạ được sử dụng phổ biến nhất, ảnh hưởng của chúng đối với vật liệu cũng như kinh nghiệm bảo tồn văn hoá sử dụng công nghệ bức xạ ở một số nước như Braxin, Croatia, Pháp, Romania và Tunisia.
Ấn phẩm có thể giúp giải tỏa một số chuyện hoang đường xung quanh việc sử dụng công nghệ bức xạ để bảo tồn di sản văn hoá. "Nhiều người sợ bức xạ, thậm chí những người làm việc trong lĩnh vực bảo tồn nghệ thuật còn sợ hơn nhiều", Sabharwal nói. "Để thuyết phục họ quan tâm và thử nghiệm công nghệ bức xạ, việc có một ấn phẩm toàn diện và chính thức với những câu chuyện thành công cho thấy đây là một phương pháp đã được chứng minh với các ứng dụng liên tục là rất quan trọng."
TT TTĐT, theo IAEA
Tin bài khác
Online: 14
Số lượt truy cập: 10298812
Lên đầu trang
SSL