Nhật Bản đánh dấu những khu vực có thể xây dựng kho chứa chất thải phóng xạ.
08:08 07/08/2017: Ngày 28/7/2017, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) công bố một “bản đồ khoa học” về xử lý địa chất chất thải phóng xạ hoạt độ cao. Bản đồ này không xác định các địa điểm có thể làm kho chứa, nhưng chỉ ra các khu vực có điều kiện địa chất phù hợp để lưu trữ chất thải như một cơ sở lưu trữ.
Tháng 5/ 2015, sau khi xem xét các chính sách hiện hành, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành một chính sách mới về khâu xử lý cuối cùng loại chất thải hoạt độ cao. Chính sách này bao gồm quyết định trình bày các đặc tính khoa học trên toàn quốc nhằm khuyến khích các sáng kiến dưới giả thuyết rằng thế hệ hiện tại chịu trách nhiệm về sự phát triển của kho chứa chất thải này. Những thông tin như vậy được đưa ra cũng sẽ giúp có thêm những kiến thức và sự hợp tác giữa dân cư với các khu vực.
Trên cơ sở của 2 lần triệu tập trao đổi công khai vào tháng 8/2016 và tháng 3/2017, cũng như các thông tin khác, Nhóm xử lý địa chất thuộc Uỷ ban cố vấn Năng lượng và Nguồn tài nguyên thiên nhiên của METI đã trình bày báo cáo trong tháng 4 vừa qua với nhan đề “Tóm tắt các yêu cầu và tiêu chuẩn đối với Bản đồ toàn quốc về các đặc tính khoa học cho xử lý địa chất.”
METI, dựa trên những yêu cầu và tiêu chuẩn được xác định này, đã tạo ra một bản đồ khoa học. Bản đồ này chỉ ra những khu vực có khả năng đáp ứng các yêu cầu địa chất cần thiết cho việc xây dựng một kho lưu trữ và có thể gồm cả một cuộc khảo sát lựa chọn địa điểm cụ thể trong tương lai. Bản đồ được công bố ngày 28/7 trên trang báo điện tử của Cơ quan Quản lý Chất thải Hạt nhân Nhật Bản (NUMO). METI cho biết để xác định liệu một khu vực phù hợp để xây kho hay không, thì những đặc tính khoa học khác cũng cần được xem xét. Những đặc tính này gồm ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên như hoạt động của núi lửa, hoạt động của sự đứt gãy địa chất, độ dài của dãy đá ngầm, nhiệt độ đất và độ axit của nước. Trong khi phần lớn số liệu này đều có trong dữ liệu quốc gia hiện nay, METI cho biết các cuộc điều tra chi tiết vẫn cần được tiến hành tại các địa điểm cụ thể.
Bản đồ chỉ ra các khu vực không phù hợp để làm kho chứa do những khu vực này gần với núi lửa hoặc các hoạt động đứt gãy địa chấn. Trên bản đồ những khu vực kể trên được hiển thị bằng màu da cam. Những vùng có nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, kim loại hoặc khoáng sản- biểu thị bằng màu xám- cũng bị loại trừ do hoạt động khai thác trong tương lai. Các khu vực được coi là có khả năng đáp ứng tương đối cao cho việc xây dựng kho chứa có màu xanh nhạt. Còn màu xanh đậm thể hiện các vùng ven biển thuộc khu vực này. METI cho biết các vị trí trên “bờ biển xanh” là những vị trí phù hợp cho việc giao thông vận tải, đồng thời lưu ý rằng bản đồ không “xác định chính xác liệu mỗi khu vực có những đặc tính khoa học phù hợp cho địa điểm xử lý chất thải hay không”. Cơ quan này cho rằng cần thiết phải tiến hành “một cuộc điều tra ba bước dựa trên cơ sở luật pháp, bao gồm các yếu tố không thuộc trong bản đồ khoa học.”
Ông Akio Takahashi, chủ tịch Diễn đàn Công nghiệp Nguyên tử Nhật Bản, cho rằng: “Những điều được trình bày trong bản đồ là bước đi đầu tiên trên con đường dài dẫn tới việc thực hiện xử lý địa chất, nhưng điều này không xác định địa điểm xử lý và cuộc điều tra lựa chọn địa điểm xử lý cụ thể cần phải được tiến hành để lựa chọn vị trí.”
NUMO dự kiến việc lựa chọn địa điểm hoàn thành khoảng năm 2025, đến khoảng năm 2035 kho chứa được đưa vào vận hành, và chi phí 3500 tỷ Yên (31 tỷ usd) sẽ được chi trả từ các quỹ tích luỹ từ các dịch vụ công ích điện năng với giá 0.2 yên/kWh và thanh toán cho NUMO. Đến năm 2015, 1000 tỷ yên đã thu được từ dịch vụ trên. Khoản tiền này không bao gồm bất cứ khoản bồi thường tài chính nào do chính phủ trả cho cộng đồng địa phương. 
Trung tâm TTĐT- Theo IAEA
Tin bài khác
Online: 18
Số lượt truy cập: 10302152
Lên đầu trang
SSL