Tăng cường minh bạch hơn đối với Công ước an toàn hạt nhân
10:10 01/08/2017: Tất cả các bên tham gia Công ước An toàn hạt nhân (CNS) hiện đã đưa công khai báo cáo quốc gia về việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đây là lần đầu tiên kể từ khi Công ước được thiết lập vào năm 1996.
Công ước an toàn hạt nhân (CNS) cam kết về mặt pháp lý đối với các quốc gia tham gia đang vận hành nhà máy điện hạt nhân trên đất liền để duy trì mức độ an toàn cao bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế - chủ yếu dựa trên các nguyên tắc cơ bản được đặt ra bởi các tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) - bao gồm việc lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành, nguồn tài chính và nhân lực, đánh giá và thẩm định an toàn, đảm bảo chất lượng và chuẩn bị ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.
Công ước có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1996 và đến tháng 6 năm 2017 có 81 quốc gia tham gia - các quốc gia đã trình văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt. 10 quốc gia khác đã ký kết tham gia Công ước nhưng chưa phê chuẩn.
 Công ước yêu cầu các bên phải báo cáo về việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước. Bộ báo cáo quốc gia, được mở để đánh giá bởi các quốc gia khác, hiện nay được công bố trên website của IAEA, ông Ramzi Jammal, Chủ tịch Hội nghị Đánh giá lần thứ 7 của CNS, đã thông báo ngày 21 tháng 7. Ông nói: "Mục tiêu chính cho cuộc họp đánh giá này là tăng cường sự tham gia và minh bạch. Tôi tin rằng chúng ta đang cùng nhau đạt được điều này”.
Hiện đã có báo cáo của 78 quốc gia và Euratom, các bên tham gia CNS tại thời điểm Hội nghị Đánh giá lần thứ 7, được công bố. 36 quốc gia và Euratom đã công bố báo cáo tại cuộc họp đánh giá lần trước, được tổ chức vào năm 2014.
Ông Jammal, Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban An toàn hạt nhân Canada, được bầu làm Chủ tịch Hội nghị Đánh giá lần thứ 7 CNS vào tháng 3 và sẽ giữ chức vụ này cho đến tháng 10 năm 2018. Cuộc họp tổng kết tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm 2020.
TT TTĐT, theo WNN
Tin bài khác
Online: 11
Số lượt truy cập: 10305030
Lên đầu trang
SSL