Công ước bổ sung về bồi thường thiệt hại hạt nhân có hiệu lực
17:05 16/04/2015: Công ước bổ sung về bồi thường thiệt hại hạt nhân (CSC) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2015. CSC đã được thông qua vào ngày 12 tháng 9 năm 1997 cùng với Nghị định thư sửa đổi Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân. CSC quy định phải có ít nhất 5 quốc gia lắp đặt công suất hạt nhân tối thiểu là 400.000 MWs phê chuẩn để có thể đưa Công ước đi vào có hiệu lực. Ngoài Nhật Bản, 5 nước thành viên phê chuẩn tham gia Công ước gồm có: Argentina, Morocco, Romania, Các tiểu vương quốc Ả rập và Hoa Kỳ.
CSC nhằm mục đích tăng số tiền bồi thường hiện có trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân bằng cách thiết lập một số tiền bồi thường tối thiểu cấp quốc gia và một quỹ quốc tế mà ở đó, các bên ký kết dự kiến sẽ đóng góp khi xảy ra tai nạn hạt nhân.
Tỉ  lệ đóng góp của các quốc gia thành viên CSC cho Quỹ bồi thường 90% dựa trên tổng công suất của các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành tại mỗi quốc gia và 10% dựa trên tỉ lệ đánh giá của Liên Hiệp Quốc (UN)
Công ước cũng xây dựng một chế độ trách nhiệm trên toàn cầu mà tất cả các nước đều có thể tham gia. Theo đó, CSC không chỉ dành cho các quốc gia tham gia Công ước Viên và Công ước Pari mà còn cho các quốc gia khác với điều kiện luật pháp của họ phù hợp với các quy tắc thống nhất về trách nhiệm dân sự quy định tại Phụ lục của Công ước.

 
VH- Theo IAEA
Tin bài khác
Online: 58
Số lượt truy cập: 10303660
Lên đầu trang
SSL