BẢN TIN TUẦN 10 (từ ngày 2-6 tháng 3 năm 2015)
23:11 12/04/2015:
TIN TỨC TỪ IAEA
1. IAEA đưa ra dự án mới tập trung vào việc tháo dỡ và phục hồi các cơ sở hạt nhân bị hư hại
Dự án quốc tế về Tháo dỡ và phục hồi các cơ sở hạt nhân bị hư hại, hay còn gọi là dự án DAROD ngắn hạn, sẽ thực hiện trong vòng 3 năm. Dự án này được đưa ra tại một cuộc họp khai mạc tại Viên từ ngày 19 -23 tháng 1 năm 2015, với sự tham gia của 35 chuyên gia quốc tế đến từ 19 nước thành viên.
Dự án mới này sẽ tiếp thu những kinh nghiệm có được từ những thách thức của các cơ sở hạt nhân đang tháo dỡ và những cơ sở hạt nhân hư hại đang được phục hồi. Dự án này là một trong những phản ứng  của IAEA nhằm hướng tới việc gia tăng an toàn hạt nhân nằm trong Kế hoạch hành động về an toàn hạt nhân của IAEA được nhất trí thông qua bởi các nước thành viên sau khi xảy ra tai nạn tại Fukushima Daiichi năm 2011.
Xem chi tiết:
http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=3134&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000
2. Tổng Giám đốc IAEA nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển kỹ thuật hạt nhân
Một điểm chính được trình bày trong bản tuyên bố khai mạc của mình tại Hội đồng thống đốc của Tổng giám đốc IAEA ông Yukiya Amano là việc sử dụng công nghệ hạt nhân nhằm mục đích giúp các nước đáp ứng nhu cầu phát triển của mình.
Ông Amano kêu gọi các nước thành viên chưa tham gia vào sửa đổi bổ sung Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân sẽ trở thành một bên tham gia. Công ước này thiết lập các biện pháp liên quan đến việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi phạm tôi liên quan đến vật liệu hạt nhân, tăng cường các quy định đối với các nước thành viên nhằm bảo vệ các cơ sở và vật liệu hạt nhân trong việc sử dụng , lưu trữ và vận chuyển vì mục đích hòa bình tại các quốc gia này trong bản sửa đổi bổ sung năm 2005.
“Bản sửa đổi bổ sung đi vào có hiệu lực là nằm trong tầm tay”, Ông Amano phát biểu. “ Tính đến hiện tại, chúng ta cần 17 nước tham gia làm thành viên vào sửa đổi bổ sung để có hiệu lực. Tôi khuyến khích tất cả các quốc gia chưa tham gia thì sẽ tham gia trở thành thành viên của Sửa đổi bổ sung để có hiệu lực trong năm nay.”
Xem chi tiết:
http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=3135&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000
 
* THẾ GIỚI
1. Vương quốc Ả rập Saudi và Hàn Quốc ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân
Hãng thông tấn chính thức SPA của Saudi Arabia đưa tin ngày 3/3, nước này và Hàn Quốc đã ký bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân, trong khuôn khổ chuyến thăm Riyadh của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
MOU được ký kết giữa Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và Kế hoạch tương lai Hàn Quốc Choi Yang-hee và Chủ tịch Thành phố Quốc vương Abdullah vì Năng lượng nguyên tử và Năng lượng tái tạo (K.A.CARE), ông Hisham bin Abdullah Yamani.
Theo SPA, lễ ký diễn ra sau cuộc hội đàm giữa Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye về các khía cạnh hợp tác.
Xem chi tiết:
http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=3131&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

2. Mỹ đưa VN vào danh sách chuyển giao công nghệ hạt nhân
Thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, ngày 5/3, cho biết, Mỹ vừa bổ sung Việt Nam vào danh sách các nước được phép tiếp nhận chuyển giao công nghệ và trợ giúp hạt nhân.
Theo Đại sứ quán Mỹ tại việt Nam, Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ đã cập nhật qui định Liên bang (Phần 810 trong Bộ Các quy định Liên bang số 10, gọi tắt là Phần 810) chi phối việc trợ giúp và xuất khẩu công nghệ hạt nhân không thuộc loại mật.
Theo đó, phần 810 cho phép thực hiện thương mại hạt nhân dân sự bằng cách bảo đảm rằng công nghệ hạt nhân và sự trợ giúp trong lĩnh vực này xuất khẩu từ Hoa Kỳ sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích hoà bình.
Một trong những thay đổi đáng kể đối với qui định này là việc bổ sung Việt Nam là nước được phép tiếp nhận chuyển giao công nghệ và trợ giúp hạt nhân sau khi Hiệp định Hợp tác Hạt nhân Dân sự Hoa Kỳ-Việt Nam có hiệu lực, mở cửa hơn nữa cho việc tăng cường thương mại hạt nhân giữa hai nước.
Việc sửa đổi được quan An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ bắt đầu năm 2011 và văn bản cuối cùng có xem xét các góp ý từ các ngành, giới học giả và các bên liên quan khác trong tiến trình xây dựng luật kéo dài 4 năm.
Xem chi tiết:
http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/my-dua-vn-vao-danh-sach-chuyen-giao-cong-nghe-hat-nhan.html


3. Công bố kết quả đấu thầu dự án điện hạt nhân Ruppur
Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) vừa thông báo kết quả đấu thầu khảo sát kỹ thuật dự án Nhà máy điện hạt nhân Ruppur của Bangladesh.
Theo kết quả đấu thầu, Viện Orgenergostroy đã trúng thầu, với giá trị đấu thầu là 16,2 triệu USD, bao gồm 18% thuế giá trị gia tăng của Nga (VAT).
Trước đó, tháng 12/2014, công ty thành viên của ROSATOM là Atomenergoproekt (Moscow) đã chào thầu thực hiện khảo sát kỹ thuật, môi trường và phát triển các tài liệu dự án cho Nhà máy điện hạt nhân Ruppur. Tổng giá trị hợp đồng ban đầu là 18,2 triệu USD (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ruppur được ROSATOM ký kết hợp đồng xây dựng tháng 6/2014, trị giá hơn 300 triệu USD. Theo hợp đồng, ROSATOM sẽ chịu trách nhiệm thi công, tổ chức lắp đặt và xây dựng cho tới khi các tổ máy đi vào vận hành.
Lễ động thổ tại công trường Nhà máy điện hạt nhân Ruppur đã được ROSATOM tiến hành năm 2013. Theo dự kiến, ROSATOM sẽ tiến hành thiết kế, xây dựng và chạy thử 2 tổ máy với lò phản ứng loại VVER, công suất mỗi lò đạt 1000 MW. ROSATOM cũng đồng thời chịu trách nhiệm thi công cơ sở hạ tầng.
Xem chi tiết:
http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/cong-bo-ket-qua-dau-thau-du-an-dien-hat-nhan-ruppur.html

Online: 6
Số lượt truy cập: 10304487
Lên đầu trang
SSL