Bản tin tuần 32 (từ 4-8/8 năm 2014)
00:12 11/08/2014:

* TIN TỨC TRONG NƯỚC

            1. Làm rõ trách nhiệm quản lý đào tạo nhân lực điện hạt nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về số lượng, cơ cấu, tiến độ đào tạo kỹ sư hạt nhân và các lĩnh vực khác có liên quan, công nhân kỹ thuật phục vụ trong nhà máy điện hạt nhân.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát lại số liệu nhu cầu nhân lực quản lý nhà nước, pháp quy hạt nhân và nghiên cứu, triển khai trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2873&menuid=103110&menuup=103000&menulink=100000

 

* TIN TỨC TỪ IAEA

          1. Ấn phẩm mới của IAEA: Tháo dỡ các cơ sở bức xạ và hạt nhân

IAEA vừa xuất bản ấn phẩm về Tháo dỡ các cơ sở bức xạ và hạt nhân (Decommissioning of Facilities, IAEA Safety Standards Series No. GSR Part 6). Tháo dỡ là bước cuối cùng trong quản lý thời gian hoạt động của cơ sở. Việc tháo dỡ cần phải được xem xét trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành thử và hoạt động của cơ sở.

Ấn phẩm này thiết lập các yêu cầu để tháo dỡ an toàn các cơ sở: nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng nghiên cứu, cơ sở chu trình nhiên liệu hạt nhân, cơ sở xử lý chất phóng xạ trong tự nhiên, địa điểm quân sự trước đây và các cơ sở y tế, công nghiệp và nghiên cứu có liên quan. Ấn phẩm cũng đề cập đến tất cả các khía cạnh của việc tháo dỡ cần thiết để đảm bảo an toàn, các khía cạnh như vai trò và trách nhiệm, chiến lược và kế hoạch tháo dỡ, Ấn phẩm dành cho những người liên quan đến phát triển chính sách, kiểm soát pháp quy và thực hiện tháo dỡ.

Xem chi tiết:

http://www-pub.iaea.org/books/IAEABooks/10676/Decommissioning-of-Facilities-General-Safety-Requirements-Part-6

 

* THẾ GIỚI

1. Úc chuẩn bị khai thác mỏ uranium

Chính quyền bang Queensland của Úc cho biết hiện nay họ đã sẵn sàng chấp thuận hồ sơ các dự án khai thác mỏ uranium sau thông báo về một khuôn khổ pháp lý mới. Nhà nước đã dỡ bỏ lệnh cấm lâu nay đối với việc khai thác uranium vào năm 2012.

Bộ trưởng khai thác Mỏ Andrew Cripps hôm nay đã ban hành một khuôn khổ pháp lý “đầy mạnh mẽ và hiện đại” nhằm đảm bảo rằng việc khai thác uranium ở Queensland được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường tốt nhất trên thế giới.

Chính phủ cho biết khuôn khổ pháp lý này “tạo ra sự quản lý hiệu quả và đầu tư chắc chắn” cho việc khai thác urani ở Queensland. Nó áp dụng các nghĩa vụ giống nhau cho người có quyền sử dụng khoáng sản hiện nay, bao gồm cả việc tuân thủ luật bản địa và tiếp cận đất đai.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2877&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

2. Nhật Bản và Inonesia hợp tác phát triển HTGR

Một lò phản ứng làm mát bằng khí ở nhiệt độ cao (HTGR) sẽ được xây dựng ở Indonesia sau lễ ký thoả thuận hợp tác giữa Nhật Bản và nước này về phát triển lò phản ứng. Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEA) vừa thông báo rằng họ đã đồng ý gia hạn một thoả thuận hợp tác đã ký với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc gia Indonesia (Bantan) hồi tháng 5 năm 2007 về nghiên cứu và phát triển lò phản ứng HTGR.

Bantan đang thúc đẩy việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Indonesia để giải quyết nhu cầu về điện của quốc gia này. Họ dự kiến sẽ khởi động với quy mô lớn các lò phản ứng nước nhẹ ở các hòn đảo đông dân như Java, Madura, Bali và Sumatra từ năm 2027. Ngoài ra, họ đang có kế hoạch triển khai các lò HTGR loại nhỏ (công suất 100MWe) ở Kalimantan, Sulawesi và các đảo khác để cung cấp điện và nhiệt dùng trong công nghiệp. 

Trước khi đưa vào sử dụng các lò phản ứng thương mại ở Indonesia, Batan sẽ xem xét việc xây dựng một lò HTGR mang tính thử nghiệm. Việc xây dựng tổ máy này - với sản lượng điện từ 3 đến 10 MWd và sản lượng nhiệt  từ 10 đến 30 MWt – dự kiến là sẽ mất 4 năm để có thể bắt đầu quá trình vận hành vào năm 2020. Tuy nhiên, những chi tiết về thiết kế của tổ máy này vẫn chưa được công bố.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2875&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

 3. Sửa đổi giấy phép cho nhà máy điện hạt nhân Darlington

Cơ quan pháp quy hạt nhân Canada vừa mới chấp thuận gia hạn thêm một năm giấy phép hoạt động cho nhà máy điện hạt nhân Darlington. Điều này cho phép Tổng công ty điện lực Ontario (OPG) có thêm thời gian chuẩn bị thông tin cho việc xin gia hạn giấy phép đến năm 2028.

Cuối tháng 12 năm 2013, OPG nộp đơn xin gia hạn giấy phép cho Ủy ban an toàn hạt nhân Canada (CNSC) và gửi thông tin bổ sung để hỗ trợ tiến hành vào tháng 2. Giấy phép hoạt động hiện nay của Darlington sẽ hết hạn vào cuối năm nay. OPG yêu cầu giấy phép được gia hạn đến tháng 12 năm 2028 theo các điều kiện và điều khoản như giấy phép hiện hành.

Trong lá đơn xin cấp phép của mình, OPG lưu ý rằng việc gia hạn giấy phép 14 năm “ có khoảng thời gian dài hơn giấy phép truyền thống mà Cơ quan cấp phép Canada trước đây sử dụng”. Cơ quan an ninh hạn nhân đã ban hành việc cấp giấy phép cho lò phản ứng là 5 năm. Tuy nhiên, một dự án được nâng cấp để ổn định kế hoạch hoạt động phải có thời gian khoảng 8 năm.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2878&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

 4. Nhật Bản- Lễ tưởng niệm 69 năm Mỹ ném bom nguyên tử thành phố Hiroshima

Ngày mùng 6/8/19458 vào lúc giờ 15 phút sáng, cùng với tiếng nổ kinh thiên động địa, một đám mây hình nấm to dần, bao trùm bầu trời thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống nơi này.

Trong ánh sáng chói lòa tạo bởi hai màu: Đỏ và lam, người, vật cùng các công trình kiến trúc ở Hiroshima oằn mình lên rồi tàn lụi. Với sức nóng 4.000 độ C, bức xạ và sóng nén áp suất cao trong nháy mắt đã làm thành phố 400 năm tuổi tan thành tro bụi; hàng trăm nghìn nạn nhân không thể phân biệt đâu là nam giới, đâu là phụ nữ; những đứa trẻ nằm rên rỉ bên cạnh những người mẹ đã chết hoặc đang chết dần vì vết thương… Cả thành phố là một biển chết. Đó là những mảng hồi ức của người dân Hiroshima vào thời khắc kinh hoàng đó.

 Không dừng lại ở đó, nhiều năm sau đó những người được cho là may mắn thoát chết nhưng mang trên mình tàn tích vụ nổ phải sống một cuộc sống đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Bệnh tật giày vò, xã hội xa lánh, phân biệt đối xử, do dân chúng thiếu hiểu biết về các bệnh do phóng xạ. Với họ, 69 năm đã qua đi, nhưng khoảnh khắc khủng khiếp, hãi hùng ấy vẫn là nỗi ám ảnh không có hồi kết.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2876&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

 5. Bulgaria đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Ngày 1/8, Bulgaria, một trong 5 nước châu Âu phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng hạt nhân của Nga, đã ký với công ty Westinghouse Electric Company thỏa thuận góp vốn xây dựng một lò phản ứng hạt nhân mới.

Westinghouse là một công ty sản xuất nhiên liệu hạt nhân lớn nhất thế giới, đồng thời là công ty con của Tập đoàn điện tử Toshiba của Nhật Bản.

Westinghouse sẽ chiếm 30% cổ phần trong liên doanh Kozloduy NPP - New Build xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới tại Kozloduy của Bulgaria.

Xem chi tiết:

http://varans.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=2872&menuid=103120&menuup=103000&menulink=100000

 

Online: 3
Số lượt truy cập: 10304156
Lên đầu trang
SSL