Những ngày khởi động Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
00:12 16/10/2005: Nhân dịp kỷ niệm ngày lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đạt trạng thái tới hạn (1/11/1983-1/11/2005) - đánh dấu sự kiện hoàn thành việc khôi phục và nâng công suất lò phản ứng lên gấp đôi so với thiết kế ban đầu, chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của PGS.TS. Ngô Quang Huy, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Bài đã được đăng trong tài liệu kỷ niệm 25 năm thành lập ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam (1976-2001) của Viện NLNTVN.

Cùng đoàn cán bộ thực tập vận hành lò phản ứng tại Grudia và Ucraina về nước tháng 8 năm 1982, chúng tôi tham gia vào công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Lần đầu tiên tiếp xúc với một công trình xây dựng, mọi thứ đều khác lạ với những năm tháng ngồi trong phòng thí nghiệm. Công trường ngổn ngang, nhà số 2 đang đào móng và bắt đầu xây dựng. Thiết bị của Liên Xô đưa về nằm rải rác trên hiện trường trong lúc trời Đà Lạt u ám, mưa dầm dề. Song một tinh thần làm việc hăng say và sôi nổi bao trùm trên khắp công trường. Các cán bộ Phân viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cùng sát cánh với các kỹ sư và công nhân xây dựng của Công ty 14 thuộc Tổng Công ty Xây dựng số 1 và đoàn chuyên gia Liên Xô.

Một năm sau, tháng 8 năm 1983, phần xây dựng và lắp ráp các hệ thống kỹ thuật như điện, nước cấp, nước thi, thông gió cơ bản hoàn thành. Nhà số 1 cải tạo và nâng cấp, còn nhà số 2 và các công trình phụ khác xây mới. Lúc này bắt đầu lắp ráp các hệ thống công nghệ để khởi động lò. Tháng 10 năm 1983, các hạng mục xây dựng chính của công trình được nghiệm thu để chuẩn bị khởi động lò. Cũng trong tháng này hoàn thành các hạng mục lắp ráp cơ bản như lắp thùng lò, cửa lò, nước vòng 1 và vòng 2, hệ thống thông gió, hệ cấp điện nhà 1, hệ lọc nước vòng 1, hệ thống điện thoại, hệ thi nước phóng xạ, hệ SUZ, hệ KIP, nối điện cao thế ưu tiên và các phòng thí nghiệm hóa và vật lý. Ngày thứ bảy 15 tháng 10 năm 1983 toàn thể cán bộ công nhân viên của Phân Viện nghiên cứu hạt nhân  Đà Lạt và tất cả chuyên gia Liên Xô tham gia ngày lao động cộng sản, chủ yếu dọn dẹp sạch sẽ và ngăn nắp nhà số 1 và phòng lò phản ứng.

Ngày 26 tháng 10 năm 1983 Ban Giám đốc Phân Viện họp với nhóm khởi động lò phn ứng, phân công các cán bộ Việt nam và chuyên gia Liên Xô đảm nhận 11 chức danh. Về phía Việt Nam có các anh Phạm Duy Hiển, Ngô Quang Huy, Vũ Hải Long, Trần Khánh Mai, Nguyễn Đăng Nhuận, Trần Khắc Ân, Nguyễn Nhị Điền, Nguyễn Ngọc Lâm, Đỗ Văn Hiệp, Phạm Xuân Phương, Nguyễn Trường Sinh, Phạm Văn Làm, Dương Quang Tân, Trương Cam Ranh, Nguyễn Tác Anh, Lương Ngọc Châu, Lê Vĩnh Vinh, Huỳnh Đông Phương, Nguyễn Thị Năng và Từ Văn Nghĩa. Về phía Liên Xô có các ông Arhanghenski N.V., Terekhov A.V., Kuznexov E.M., Trophimov I.V., Levrenov N.P., Kharlamov N.B., Sokolov I.V., Bakharev V.S, Truskin V.S, Khandamirov Yu.E. và Semenov S.M.

Ngày 29 tháng 10 kiểm tra tình hình chuẩn bị các hệ công nghệ. Bể chứa nhiên liệu đã cháy lắp từ ngày 10/8 đến ngày 30/8, còn vùng hoạt lò phản ứng được lắp từ ngày 30/8 đến ngày 28/10. Về nước cất đã sản xuất đủ 30 m3 để rửa thùng lò và hệ thống nước vòng 1 và đổ đầy thùng lò. Còn sản xuất thêm nước cất chứa trong bể chứa nhiên liệu để dự trữ. Các hệ thống nước vòng 1 và 2 lắp xong ngày 28/10. Tháp làm nguội số 7 chưa lắp gỗ xong nhưng không ảnh hưởng đến việc khởi động vật lý của lò parn ứng. Hệ thống SUZ và AKNP đã hoạt động. Về hệ thống điện, đã đưa điện cao thế 6,6 kV vào biến thế mới 1000 kVA ngày 21/10. Hệ thống thông gió nhà 1 hoạt động tốt. Ống thải khí công trình số 20 đã dựng xong ngày 20/10. Hệ đo liều phóng xạ và liều kế cá nhân cũng đã chuẩn bị xong. Đối với hệ thống các máy kiểm tra (KIP), đã cho hoạt động hệ thống đo nhiệt độ trong thùng lò và lối ra bình trao đổi nhiệt, hệ đo áp suất nước vòng 1 và 2, áp suất các hệ thống lọc nước, đo mức nước trong thùng lò. Hệ thống điện thoại nội bộ chưa lắp xong nên phi dùng bộ đàm Intercom để liên hệ hai chiều giữa phòng điều khiển và trên mặt lò. Các hệ thống phụ động phục vụ khởi động lò gồm các detector nơtrôn đặt tại các kênh thí nghiệm số 1, 2, 4 và các thiết bị đếm nơtrôn, chỉ thị công suất và chu kỳ tăng công suất đã làm việc tốt. Ngoài ra còn giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc khởi động lò như tổ chức bảo vệ nhiên liệu uranium trong kho, lúc di chuyển và trong nhà lò; kiểm tra các kênh ngang và khóa chúng lại; chuẩn bị cồn và giẻ để lau các thanh nhiên liệu; sổ ghi chép các thanh nhiên liệu; bố trí vị trí ngồi cho các thành viên nhóm khởi động; chuẩn bị trang phục cho nhóm khởi động như giày, áo, mũ; chuẩn bị kế hoạch an toàn trong quá trình khởi động lò; chuẩn bị các dụng cụ cơ khí nạp nhiên liệu; v.v..

Ngày 30 tháng 10 bắt đầu khởi động lò phản ứng. Các thành viên nhóm vận hành và các cán bộ trực các hệ thống điện, nước, thông gió, v.v. vào vị trí làm việc. Trong buổi sáng đưa nguồn nơtrôn mồi Cf-252 vào ô trung tâm của vùng hoạt. Đầu giờ chiều kiểm tra lần cuối tất cả các hệ thống công nghệ. Lúc 15 giờ 30 bắt đầu lấy 18 thanh nhiên liệu từ kho nhiên liệu đặt tại phòng 125 nhà 1.  Có mặt kiểm tra việc lấy nhiên liệu có các anh Phạm Khắc Chi, Ngô Quang Huy, Đỗ Văn Hiệp, anh Luân công an và các chuyên gia Liên Xô Arhanghenski N.V., Khandamirov Yu. E. và Terekhov A.S.

Thanh nhiên liệu đầu tiên được lắp vào lò phản ứng lúc 15 giờ 57 phút và hoàn thành việc nạp thanh thứ 18 vào lúc 18 giờ 25 phút, chúng lấp đầy 2 vòng trong cùng của vùng hoạt lò phn ứng. 18 thanh nhiên liệu được nạp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 6 thanh. Sau mỗi lần nạp một nhóm 6 thanh, các nhà vật lý tiến hành đo số đếm nơtrôn để xác định giá trị khối lượng tới hạn ngoại suy.

Ngày 31 tháng 10 tiếp tục nạp nhiên liệu lúc 10 giờ 15 phút. Lúc 14 giờ 11 phút nạp xong 18 thanh nhiên liệu thứ hai, gồm 3 nhóm, mỗi nhóm 6 thanh, lấp đầy vòng thứ ba của vùng hoạt. Từ 14 giờ 51 phút đến 18 giờ 17 phút nạp xong 18 thanh nhiên liệu tiếp theo, gồm 4 nhóm (5, 5, 4 và 4 thanh) và lấp đầy vòng thứ 4 trong vùng hoạt. Như vậy sau 2 ngày khởi động đã nạp được 54 thanh nhiên liệu vào vùng hoạt, gồm 10 nhóm. Sau khi nạp xong nhóm thứ 10, khối lượng tới hạn ngoại suy nhận được là từ 60 đến 70 thanh nhiên liệu, chứ không phải là 77 thanh như trong tính toán thiết kế. Vì vậy, việc nạp nhiên liệu tiếp theo phi thực hiện với các nhóm ít thanh nhiên liệu hơn.

Ngày 1 tháng 11, trước khi nạp nhiên liệu, ông Pirogov V.E., chuyên gia Liên Xô về công nghệ, sửa lại đèn chiếu trong lò, làm rơi kính đeo mắt xuống thùng lò, tại gần cơ cấu quay mặt thép bảo vệ. Tìm đến 10 giờ 15 phút không thấy. Nhìn kỹ vào vùng hoạt không thấy kính, nên yêu cầu dừng việc tìm lại và bắt đầu nạp nhiên liệu. Buổi sáng nạp được 2 nhóm thứ 11 và thứ 12, gồm 7 thanh nhiên liệu, nâng tổng số thanh trong vùng hoạt lên 61 thanh. Khối lượng tới hạn ngoại suy được xác định vào khoảng từ 60 đến 70 thanh nhiên liệu. Sáng ngày 1 tháng 11 xảy ra một chuyện trục trặc khác, là không thao tác được tại ô 12-4, là ô nằm giữa thanh sự số AZ-2 và kênh chiếu mẫu khí nén 13-2, vì khoảng không gian của ô này chỉ rộng 32 mm, vừa đủ cho thanh nhiên liệu, trong lúc cây sào thao tác có đường kính 40 mm. Do đó trong lần nạp nhiên liệu này phi để lại ô 12-4 không nạp.

Chiều ngày 1 tháng 11, tiếp tục nạp nhóm thứ 13 gồm 3 thanh nhiên liệu. Cũng gặp vấn đề thao tác đối với các ô 11-2 và 11-8 là các ô nằm giữa các thanh bù trừ KS-3 và KS-4 và các thanh berilium. Tuy nhiên, hai ô này cũng nạp được nhiên liệu bằng cách tháo các thanh berilium ra, nạp nhiên liệu xong rồi mới đưa chúng vào trở lại. Đến 16 giờ 20 phút nạp xong 3 thanh nhóm 13, nâng tổng số thanh nhiên liệu lên 64 thanh. Tính toán hệ số dưới tới hạn đạt giá trị vào khong 0,988 và trên máy tự ghi, thấy công suất lò bắt đầu tăng nhanh. Lúc 16 giờ 35 đưa 2 thanh nhiên liệu nhóm thứ 14 vào và nạp chậm từng bước nhỏ một để theo dõi sự tăng công suất trên máy tự ghi. Lúc 17 giờ 05 phút, nạp tiếp 2 thanh nhiên liệu của nhóm thứ 15, nâng tổng số thanh nhiên liệu lên 68 thanh. Rút các thanh bù trừ KS-1, KS-2, KS-3 và KS-4 ra khỏi vùng hoạt, lò chưa đạt tới hạn. Tiếp tục nạp thanh nhiên liệu thứ 69, cũng theo quy trình nạp từng bước một. Rút các thanh bù trừ KS-1, KS-2, KS-

3 và KS-4 ra khỏi vùng hoạt  thì nhận thấy lò phn ứng gần đạt trạng thái tới hạn. Khi đó, chu kỳ tăng công cuất lò giảm xuống dưới 100 giây. Tuy nhiên lò chưa đạt trạng thái tới hạn, vì khi rút nguồn nơtrôn Cf-252 ra khỏi vùng hoạt, thì không duy trì được công suất. Tiếp tục đưa thêm một thanh berium vào vùng hoạt. Rút 3 thanh bù trừ KS-1, KS-2 và KS-3 ra khỏi vùng hoạt và rút từ từ thanh KS-4 lên và khi KS-4 được rút lên gần hết, thì chu kỳ tăng công suất lò giảm xuống dưới 100 giây. Sau đó rút nguồn nơtrôn Cf-252 ra khỏi vùng hoạt và tiếp tục rút thanh KS-4 lên. Khi thanh KS-4 còn nhúng vào vùng hoạt cỡ 6 cm, thì công suất lò phản ứng không thay đổi, tức là lò phản ứng đạt trạng thái tới hạn.

Lò phản ứng đạt tới hạn lúc 19 giờ 50 phút ngày 1 tháng 11 năm 1983.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đạt trạng thái tới hạn. Tất cả các thành viên trong nhóm khởi động lò và rất nhiều cán bộ của Viện còn ở lại đều có mặt tại phòng điều khiển lò phản ứng. Tiếng reo "hoan hô" xen lẫn tiếng "ura" đầy ắp căn phòng. Rượu Champagne nổ và những cốc rượu tràn đầy chuyền tay nhau chúc mừng. Thật vô cùng vui sướng, cảm động và mọi người có mặt trong phòng điều khiển lúc đó lần lượt ký tên vào tờ giấy cắt ra từ máy tự ghi diễn biến công suất lò và bản đồ nạp các thanh nhiên liệu trong vùng hoạt. Các chứng cứ vẫn còn giữ được đến ngày hôm nay và được thể hiện trên các hình kèm theo. Trên đồ thị diễn biến công suất lò, trục hoành là trục thời gian còn trục tung là công suất trong đơn vị tơng đối. Ta thấy công suất dao động quanh một giá trị trung bình rồi sau đó dừng lại ở một giá trị không đổi theo thời gian. Đó là trạng thái tới hạn của lò. Các chữ ký nằm trong miền không đổi đó của đồ thị, khi lò ở trạng thái tới hạn. Còn trên bản đồ nạp nhiên liệu, các chữ ký nằm quanh vùng hoạt của lò có dạng hình tròn, trong đó có 69 thanh nhiên liệu đã được nạp.

Có mặt trong giờ phút này là những cán bộ Việt Nam và Liên Xô đã từng lăn lộn trên công trường xây dựng cũng như khẩn trưng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để khởi động lò. Niềm vui đến với Viện ngày hôm đó bắt nguồn từ những ngày lao động nặng nhọc của bao nhiêu cán bộ của Ban qun lý công trình, của tất cả cán bộ công nhân Viện Nghiên cứu hạt nhân, Công ty 14 thuộc Tổng Công ty xây dựng số 1, của đoàn chuyên gia Liên Xô. Tham gia công trường xây dựng có các anh chị trong Ban quản lý công trình như Phạm Khắc Chi, Trịnh Hồng Lĩnh, Lê Thanh Liêm, Bùi Văn Quyền, Hà Đăng Tiến, Phan Thành Công, Nguyễn Thị Thành,  v.v.; các anh chị từ Trung tâm Hạt nhân TP. Hồ Chí Minh như Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Mộng Hùng, Vũ Huy Thức, Nguyễn Quốc Bình, Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Lê Sơn, Nguyễn Thị Thư, Lệ Thị Phụng, v.v.. Lực lượng hùng hậu nhất tham gia trong quá trình xây lắp công trình là các anh chị cán bộ của Phân Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt như Nguyễn Mộng Sinh, Phạm Quốc Trinh, Trần Lâm, Nguyễn Văn Đệ, Ngô Phú Kháng, Hà Văn Thông, Võ Quốc lập, Nguyễn Việt Long, Nguyễn Văn Qúy, Hoàng Xuân Vũ, Phan Văn Hiếu, Nguyễn Thế Kỷ, Lê Minh Tuấn, Phan Công Thuyết, Vũ Trung Hiếu, Lê Văn Sơ, Phan Trực, Trần Tích Cảnh, Hoàng Văn Nguyện, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Bá Hùng, Nguyễn Văn Long, Vũ Xuân Biết, Trần Văn Nguyên, Đoàn Ái Thu, v.v..

Thành công trong việc khởi động lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt còn gắn liền với các hoạt động của Ban Giám đốc Viện nghiên cứu hạt nhân ở Hà Nội do anh Nguyễn Đình Tứ làm Viện trưởng, các anh Viện phó Nguyễn Quỳ, Nguyễn Đình Diên và các anh chị ở các ban ngành như Đoàn Thế Phiệt, Bùi Tiến Chiển, Trần Kim, Nguyễn Thị Tỵ, v.v..  Lực lượng chính trong việc xây dựng công trình khôi phục và mở rộng lò phn ứng là đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty 14, đứng đầu là anh Nguyễn Thiêm, cùng các anh Nguyễn Hữu Quang, Nguyễn Quang Thùy, Trưng Văn Bồng và nhiều anh khác. Thành công này có công rất lớn của đoàn chuyên gia Liên Xô, đứng đầu là Tổng công trình sư Pecherski V.M, cùng các ông Kỹ sư trưởng Ulitin V.F. và các kỹ sư Pirogov V.E., Bessonov V.S., Marchenko V., Kondrashov V.Z., Lavrenchev N.P., Kupalsev V.V., Trushin A.S., Terekhov A.S., Trophimov A.P., Khandamirov Yu. E., Ozimai N. S., Golovash A.I., Kharlamov N.V., Bogachov A.A., Snakin L.M., v.v.

Giờ phút trọng đại của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã trôi qua nhiều năm. Song nó vẫn như còn đâu đây, cùng với những người bạn đáng quý mà chúng ta đã nêu tên cũng như chưa nêu tên trong các trang trên. Một thời đáng nhớ và đầy kỷ niệm.

PGS.TS. Ngô Quang Huy

Online: 58
Số lượt truy cập: 10301837
Lên đầu trang
SSL